Hành vi huỷ hoại rừng phòng hộ bị xử lý như thế nào?

06/09/2021
hanh-vi-huy-hoai-rung-phong-ho-bi-xu-ly-nhu-the-nao
2198
Views

Rừng phòng hộ là rừng được xây dựng và phát triển nhằm mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước; bảo vệ đất; phòng chống thiên tai; đảm bảo cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. Do đó, bảo vệ rừng phòng hộ luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số đối tượng huỷ hoại rừng phòng hộ. Vậy, Hành vi huỷ hoại rừng phòng hộ bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004

Nghị định số 35/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Rừng phòng hộ là gì?

Căn cứ khoản 1 điều 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004.

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.

Rừng phòng hộ bao gồm:

  • Rừng phòng hộ đầu nguồn;
  • Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
  • Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
  • Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;

Hành vi huỷ hoại rừng phòng hộ bị xử lý như thế nào?

Cấu thành tội phạm tội hủy hoại rừng

Các cá nhân; tổ chức thực hiện hành vi mà có các yếu tố sau thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh hủy hoại rừng.

Chủ thể của tội phạm

Là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Lưu ý, người chủ rừng được giao quản lý; bảo vệ rừng nếu có hành vi hủy hoại rừng do mình được giao chăm sóc; quản lý, bảo vệ thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi cố ý

Tình tiết tăng nặng:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Khách thể của tội phạm

Tội hủy hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của nhà nước; xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là rừng; gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Cụ thể trong trường hợp này đối tượng là rừng phòng hộ

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan

Người phạm tội hủy hoại rừng phòng hộ có thể thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan sau: đốt, phá rừng phòng hộ trái phép; hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm rừng mất một phần hoặc mất hoàn toàn giá trị.

Hậu quả

Tùy từng trường hợp; hậu quả sẽ là dấu hiệu bắt buộc hay không đối với tội hủy hoại rừng.

Khung hình phạt

Căn cứ điều 243 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Khung 1

  • Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2)  thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

Khung 2

  • Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
  • Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

Khung 3

  • Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  • Đối với pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Xử phạt hành chính

Căn cứ theo điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính theo các mức sau:

Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

Khoản 1

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc rừng phòng hộ có diện tích dưới 3.000 m2;
  • Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;

Khoản 2

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2.

Khoản 3

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc rừng phòng hộ diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 9.000 m2;
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2;

Khoản 4

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc rừng phòng hộ có diện tích từ 9.000 m2 đến dưới 12.000 m2;
  •  Rừng phòng hộ có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.200 m2;

Khoản 5

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2;
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2;

Khoản 6

Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 18.000 m2;
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 1.800 m2;

Khoản 7

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc rừng phòng hộ có diện tích tứ 18.000 m2 đến dưới 21.000 m2;
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.800 m2 đến dưới 2.100 m2;

Khoản 8

Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc rừng phòng hộ có diện tích từ 21.000 m2 đến dưới 24.000 m2;
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.100 m2 đến dưới 2.400 m2;

Khoản 9

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc rừng phòng hộ, có diện tích từ 24.000 m2 đến dưới 27.000 m2;
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.400 m2 đến dưới 2.700 m2;

Khoản 10

Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc rừng phòng hộ có diện tích từ 27.000 m2 đến dưới 30.000 m2;
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2;

Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm

Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo quy định của pháp luật.

Giải quyết vấn đề

Rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Cần ngăn chặn các hành vi huỷ hoại rừng phòng hộ. Những hành vi đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mỗi cá nhân, tổ chức cần phải chung tay bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

Mời bạn đọc xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Hành vi huỷ hoại rừng phòng hộ bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặpp

Vườn quốc gia có phải là rừng phòng hộ?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004:
Vườn quốc gia thuộc rừng đặc dụng. Do đó, vườn quốc gia không thuộc rừng phòng hộ.

Rừng đặc dụng là gì?

Căn cứ theo khoản 2 điều 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004:
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận