Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn; là hành vi vi phạm cả về mặt đạo đức lẫn mặt pháp luật; trong nhiều trường hợp người gây tai nạn để mặc nạn nhân; trong khi nếu được cứu chữa kịp thời nạn nhân vẫn còn hi vọng sống; và tội của người gây tai nạn cũng sẽ phần nào được giảm nhẹ. Vậy theo quy định hiện nay; thì hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
“Khoảng 0h45 ngày 25/8/2021, tại QL18; thuộc địa phận TP Chí Linh, Hải Dương xảy ra vụ TNGT giữa 1 xe tải và 1 xe máy. Hậu quả vụ tai nạn khiến anh Phạm Văn N. ở TP Chí Linh tử vong.
Tuy vậy, lợi dụng thời điểm đêm tối; không có người nhìn thấy; Nguyễn Khắc Tuyền (người gây tai nạn) đã điều khiển ô tô bỏ trốn khỏi hiện trường.
Nhằm che giấu hành vi phạm tội, Tuyền còn đi sơn lại chiếc xe gây tai nạn của mình. Phải mất rất nhiều công sức; Công an TP Chí Linh mới điều tra, chứng minh được hành vi của Nguyễn Khắc Tuyền.
Trong vụ tai nạn này, sau khi Tuyền rời đi; do không có ai phát hiện, anh N. phải nằm ở hiện trường rất lâu; nếu được cấp cứu kịp thời có thể anh N. đã không tử vong.”
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2020 của Chính phủ
Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao?
Xử phạt vi phạm hành chính hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tùy loại xe mà người đó điều khiển sẽ có mức phạt như sau theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Đối với người điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…….
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Như vậy người điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn; sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Đối với người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
……….
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
………..
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”
Như vậy người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn; bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng theo quy định sau:
“Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
……..
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
………
c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.”
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Điều khiển xe đạp, xe đạp điện gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn; sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng:
“Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn gây ra hậu quả nghiêm trọng; hay làm chết người là tình tiết định khung tăng nặng; được quy định tại khoản 2 điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
……….
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
Như vậy người điều khiển xe có hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn; có thể đối mặt với mức tù từ 03 năm đến 10 năm
Mời bạn xem thêm
- Lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào đường một chiều đối với xe ô tô
- Rải tiền khi đưa tang có bị xử phạt tiền theo quy định của pháp luật?
- Xe đạp điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi đua xe trái phép gây tai nạn rồi bỏ trốn là tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 điều 266 Bộ luật Hình sự 2015
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
……..
đ) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn
Như vậy đua xe trái phép gây tai nạn rồi bỏ trốn có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
Trường hợp ra đường thuộc diện không cần thiết có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP:
“Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;”
Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
……….
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
Như vậy người đi bộ vượt đèn đỏ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.