Hành hung nhân viên y tế bị xử phạt bao nhiêu tiền?

16/09/2022
Hành hung nhân viên y tế bị xử phạt bao nhiêu tiền?
312
Views

Làm nhiệm vụ cứu người nhưng nhiều y – bác sĩ lại bị chính bệnh nhân và người nhà hành hung. Chính những sự việc này mang lại nhiều sự hoang mang cho các y, bác sĩ đang ra sức cứu chữa cho bệnh nhân. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hành hung nhân viên y tế bị xử phạt bao nhiêu tiền?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Quy định về bảo vệ quyền lợi những người hành nghề khám, chữa bệnh?

Theo Điều 35 Luật Khám chữa bệnh 2009 quy định về quyền được đảm bảo an toàn khi hành nghề như sau:

“1. Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.

2. Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể.

3. Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.”

Việc đảm bảo cho CBNVYT yên tâm công tác chính là phương pháp tốt nhất để người bệnh có sự chăm sóc chu đáo, đạt được hiệu qảu cao nhất trong việc điều trị. Chính vì vậy, pháp luật bảo vệ người hành nghề khám chữa bệnh trong trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng. Khi có dấu hiệu nguy hiểm đến bản thân, bác sĩ có quyền tự bảo vệ mình bằng cách tạm lánh khỏi nơi làm việc, nhưng phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.

Hành hung nhân viên y tế bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hành hung nhân viên y tế bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định, hành hung nhân viên y tế bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 48 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tôn trọng, không hợp tác với người hành nghề khi khám bệnh, chữa bệnh;

b) Không tôn trọng quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật;

c) Không chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp được quyền từ chối chữa bệnh.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, không hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Không chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh;

b) Không thực hiện đúng quy tắc ứng xử của người hành nghề theo quy định của pháp luật;

c) Kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật;

b) Không thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định của pháp luật để xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến đối với người bệnh.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ các trường hợp không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật đã được quy định tại các điều khoản khác của Mục này.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh.

Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi hành hung nhân viên y tế?

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở (đối với các khoa, phòng, trung tâm, đơn vị, bộ phận vi phạm) hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (đối với vi phạm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hành hung nhân viên y tế bị xử phạt bao nhiêu tiền?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành hung nhân viên y tế có bị xử lý hình sự không?

Căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Như vậy, tùy theo mức độ hành vi vi phạm và mức thương tật của các y bác sĩ thì người có hành vi hành hung bác sĩ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, hoặc tù chung thân.

Hiện nay, pháp luật đã có khung hình phạt điều chỉnh những hành vi hành hung nhân viên y tế này hay chưa?

Theo quy định của pháp luật Hình sự trong trường hợp hành vi hành hung các y bác sỹ gây thương tích với tỷ lệ từ 11% trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Trong trường hợp thương tích dưới 11% nhưng dùng hung khí nguy hiểm hoặc các thủ đoạn khác cũng có thể bị xem xét với điều khoản này.
Trong những trường hợp khác, nếu hành vi hành hung chưa gây thương tích hoặc gây thương tích không đạt tỷ lệ 11% cũng có thể xem xét hoặc xử lý ở tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Biện pháp khắc phục hậu quả của việc hành hung nhân viên y tế?

a) Buộc xin lỗi trực tiếp người hành nghề đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 và khoản 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều này.
Hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải xin lỗi trực tiếp người hành nghề khi có hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.