Hành hung nhân viên y tế có bị xử lý hình sự không?

16/09/2022
400
Views

Xin chào luật sư. Anh trai tôi hôm trước có đưa con vào viện khám do cháu bị sốt cao. Tuy nhiên mặc dù đã vào viện và yêu cầu các bác sĩ thăm khám nhưng chúng tôi đợi rất lâu mà không thấy người vào. Mãi sau đó có một bác sĩ vào xem qua và bảo cháu chị bị sốt rồi bảo anh tôi đi mua thuốc vào truyền cho cháu. Vì bức xúc do con đau ốm và phải đợi lâu nên anh tôi đã dùng tay đấm, đánh vị bác sĩ đó. Bác sĩ đó nói rằng sẽ khởi kiện anh tôi ra Tòa. Vậy xin hỏi hành hung nhân viên y tế có bị xử lý hình sự không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Hành hung bác sĩ, nhân viên y tế là điều không hề hiếm gặp. Việc hành hung này có thể xuất phát từ nguyên nhân người đánh cũng có thể từ chính người bác sĩ không làm đúng chức trách của mình gây bắc xúc cho người dân. Nhưng dù là vì lý do nào thì cũng không thể ra tay hành hung bác sĩ hay các nhân viên y tế. Vậy nếu hành hung nhân viên y tế thì người thực hiện sẽ bị xử lý như thế nào? Liệu họ chỉ bị phạt tiền hay sẽ bị truy cứu hình sự? Nên làm gì để tránh các trường hợp đáng tiếc này xảy ra? Để giải đáp vấn đề này cũng như câu hỏi của bạn đọc phía trên, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Hành hung nhân viên y tế có bị xử lý hình sự không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để làm rõ nhé.

Căn cứ pháp lý

Hành hung là gì?

Hành hung là hành vi sử dụng vũ lực hoặc thủ đoạn khác tác động lên thân thể của người khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người đó.

Hành vi hành hung người khác là hành vi nguy hiểm, hành vi này xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ. Do đó đây là hành vi vi phạm pháp luật. Với hành vi hành hung, sẽ có một số đặc điểm như sau:

  • Về cách thức thực hiện hành vi

Cách thức thực hiện hành vi có thể sử dụng tay, chân để đấm, đá,… hoặc cũng có thể sử dụng các công cụ, phương tiện, vũ khí như gậy, ghế, dao,…. để tác động vào thân thể người khác.

  • Ý thức của người thực hiện

Người thực hiện hành vi này với lỗi cố ý, đó có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện hành hung mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).

  • Hậu quả của hành vi

Với hành vi này, hậu có thể là gây ra thương tích về thân thể, tinh thần cho nạn nhân hoặc không.

Hành hung người khác bị xử lý như thế nào?

Hành hung người khác là hành vi sai trái và vi phạm pháp luật. Do đó việc anh trai bạn hành hung nhân viên y tế là không được phép và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi này có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Xử lý hành chính

Căn cứ theo Điểm a Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

“5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”

Theo đó đối tới trường hợp hành hung người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nghĩa là chưa đủ các yếu tố cấu thành của tội phạm tương ứng. Cụ thể trong trường hợp này là Tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

Xử lý hình sự

Hành người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi rơi vào các trường hợp do Bộ luật hình sự quy định.

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạm tội cố ý gây tương tích:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

– Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 134, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

– Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

– Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 134, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

– Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều 134 hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Theo đó mức hình phạt cao nhất mà người phạm tội có thể phải chịu là 20 năm tù hoặc thậm chí là tù chung thân.

Hành hung nhân viên y tế có bị xử lý hình sự không?

Hành hung nhân viên y tế có bị xử lý hình sự không?
Hành hung nhân viên y tế có bị xử lý hình sự không?

Theo quy định trên thì hành hung bất kỳ ai thì đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thích đáng. Do đótrong trường hợp của anh bạn, để biết anh bạn có bị xử lý hình sự hay không thì đầu tiên cần phải xác định tỷ lệ thương tích với người bác sĩ kia là bao nhiêu phần trăm.

Trường hợp thương tích dưới 11%

Do anh bạn chỉ dùng tay không đánh người bác sĩ nên do đó nếu dưới 11% thì anh bạn sẽ chỉ bị phạt vi phạm hành chính từ 5 triệu đến 8 triệu đồng theo Điểm a Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên do bạn không nói rõ đối tượng bị anh bạn đánh là người như thế nào và nhân thân của anh bạn. Vì vậy bạn vẫn có thể bị truy cứu hình sự theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

-Phạm tội hai lần trở lên

Với trường hợp này nếu trước đó anh bạn đã có từ 2 lần đủ yếu tố cấu thành tội có ý gây thương tích chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự ( trường hợp bị hại không yêu cầu khởi tố) và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì với lần phạm tội mới này dù tỉ lệ thương tích chưa tới 11 % vẫn sẽ bị truy cứu hình sự.

– Đối với người dưới 16 tuổi; phụ nữ mà biết là có thai; người già yếu; ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.

Đây là trong trường hợp người bác sĩ đó có thai và anh bạn biết điều đó.

Tỷ lệ thương tích trên 11%

Trường hợp tỷ lệ thương tích của bác sĩ đó trên 11 % thì anh bạn đương nhiên bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Dù theo nguyên tắc, khi thỏa mãn các dấu hiệu tội phạm của một tội thì đương nhiên sẽ bị khởi tố. Tuy nhiên pháp luật đặt ra các trường hợp theo đó dù thỏa mãn đầy đủ các yêu tố nhưng có thể không bị truy cứu. Do chính là các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Theo Khoản 1 Điều 155 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015; thì những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại:

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Do đó nếu thỏa mãn các dấu hiệu của Khoản 1 Điều 134 nhưng các bên có thể thỏa thuận được với nhau để bị hại không yêu cầu khởi tố thì người vi phạm cũng sẽ không bị khởi tố về tội này.

Nói tóm lại, chúng tôi nghĩ rằng anh bạn nên tìm tới vị bác sĩ kia để xin lỗi cũng như trình bày lý do để người này hiểu và nguôi giận, tránh trường hợp xảy ra bất đồng, hai bên thách thức kéo sự việc đi xa hơn khiến anh bạn có thể đối mặt với việc bị khởi tố hình sự.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Hành hung nhân viên y tế có bị xử lý hình sự không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu được giải đáp các thắc mắc về hóa đơn và muốn tham khảo mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Độ tuổi bị xử lý hình sự là bao nhiêu?

Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:…
Do đó độ tuổi tối thiểu có thể bị xử lý hình sự là 14 tuổi khi phạm vào các tội tại Khoản 2 Điều 12 BLHS.

Người bị hành hung bác đơn khởi kiện thì người vi phạm có bị xử lý hình sự nữa không?

Theo Khoản 1, 2 Điều 155 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015; thì những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại:
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.”
Do đó khi thuộc Khoản 1 Điều 134 BLHS mà người bị hại rút đơn thì vụ án được đình chỉ và người vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nữa. Còn trường hợp rơi vào các khoản khác của Điều luật thì dù bị hại có rút đơn thì người vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hành hung người khác bồi thường thiệt hại thế nào?

Khi hành hung người khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe của họ thì người vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra người vi phạm còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.