Với vị trí địa lý ưu thế như Việt Nam, nước Việt Nam được ví như chiếc cầu nối để các quốc gia còn lại có thể quá cảnh hàng hóa. Vì việc quá cảnh diễn ra rất thường xuyên và phổ biến, pháp luật thương mại nước ta đã quy định rất rõ ràng những nguyên tắc quá cảnh hàng hóa qua Việt Nam. Vậy liệu Hàng hóa có thể quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam bao nhiêu ngày? Quyền quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam như thế nào? Thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa tại cơ quan nào? Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa? Mời bạn tham khảo bài viết của Luật sư 247 tại đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Quá cảnh hàng hóa là gì?
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.
Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa
1. Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.
2. Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.
3. Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.
5. Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thời gian quá cảnh hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về thời gian quá cảnh như sau:
- Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
- Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 của Luật này thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
- Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy định tại khoản 2 Điều này, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
Như vậy, hàng hóa có thể quá cảnh tại Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan, trừ trường hợp được gia hạn, hàng hóa được lưu kho, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng.
Thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa tại cơ quan nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép quá cảnh.
- Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.
- Đối với hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này, thủ tục quá cảnh thực hiện tại cơ quan hải quan.
Theo đó, tùy thuộc vào loại hàng hóa quá cảnh, chủ hàng có thể thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa tại các cơ quan khác nhau như Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc cơ quan hải quan.
Quyền quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam
a) Mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức; cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất theo quy định của pháp luật; trừ các trường hợp sau đây:
- Hàng hóa là các loại vũ khí; đạn dược; vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác; trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
- Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.
b) HHQC khi xuất khẩu, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh khi xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam. Phải đúng là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu; phương tiện vận tải đã nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam.
c) Muốn quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam phải thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện; trừ trường hợp:
- Việc tổ chức; cá nhân nước ngoài tự mình thực hiện Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam; thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam thì được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh và giao thông vận tải.
Tuyến đường quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam
- Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo đúng những tuyến đường nhất định trên lãnh thổ Việt Nam.
- Căn cứ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh.
- Trong thời gian quá cảnh; việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Quá cảnh bằng đường hàng không
Quá cảnh bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không; mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hàng hoá quá cảnh tiêu thụ tại Việt Nam
a) Hàng hoá quá cảnh thuộc diện quy định sau đây không được phép tiêu thụ tại Việt Nam.
- Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác; trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
- Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.
b) Trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh không được tiêu thụ trên; hàng hoá quá cảnh được phép tiêu thụ tại Việt Nam nếu được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Những hành vi bị cấm
Những hành vi bị cấm trong quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam gồm:
- Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh.
- Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh.
Mời bạn xem thêm bài viết: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh
Trên đây là tư vấn của luật sư X , chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mời bạn xem thêm:
- Khai báo hải quan khi nhập cảnh những thông tin gì?
- Thu hồi nợ thuế hải quan hàng hoá quá cảnh thông qua ACTS
- Thẩm quyền XXST các VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hàng hóa có thể quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam bao nhiêu ngày?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp quyết toán thuế tncn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trong thời gian quá cảnh việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện về trụ sở của doanh nghiệp quá cảnh hàng hoá quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS như sau:
Doanh nghiệp quá cảnh là doanh nghiệp Việt Nam có trụ sở tại Việt Nam hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quá cảnh nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép thành lập và có trụ sở tại Việt Nam.
Quá cảnh hàng hóa bao gồm kể cả việc chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải
Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng; tổn thất trên; hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam