Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy định pháp luật

28/04/2022
Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy định pháp luật
908
Views

Quan hệ hôn nhân là quan hệ được xác lập dựa trên cơ sở tình yêu; tự nguyện; nhằm mục đích xây dựng gia đình giữa một bên nam và một bên nữ. Trong đó, bên nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên; bên nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Hai bên phải có đủ năng lực hành vi dân sự; và thể hiện được sự tự nguyện tiến tới hôn nhân của mình qua việc tự đến UBND để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, không phải cuộc hôn nhân nào cũng sẽ mãi hạnh phúc. Việc ly hôn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng trong một số trường hợp bị hạn chế quyền ly hôn. Vậy hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy định pháp luật là như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Chào luật sư, tôi và chồng cưới nhau từ năm 2016. Trên chồng còn có một anh trai; anh trai cưới vợ đã lâu vẫn không có em bé do tử cung của chị dâu yếu nên không thể giữ được thai. Vậy nên hai anh chị có ý muốn nhờ tôi mang thai hộ con của anh chị. Hiện tại, tôi đã mang thai con của anh chị được 4 tháng. Nhưng trong thời gian này, vợ chồng tôi có xích mích lớn; chồng tôi vì thế mà muốn ly hôn với tôi. Nhưng tôi không muốn ly hôn. Tôi phải làm gì, mong luật sư tư vấn”.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân gia đình năm 2014

Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật

Thế nào là quyền yêu cầu ly hôn?

Quyền yêu cầu ly hôn là quyền chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa một bên nam và một bên nữ đang trong quan hệ hôn nhân. Quyền yêu cầu ly hôn là quyền mà cả hai bên trong quan hệ hôn nhân đều có. Nhưng tùy vào từng trường hợp cụ thể; quyền yêu cầu ly hôn có thể bị hạn chế.

Hay nói cách khác, quyền yêu cầu ly hôn là quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Trong một số trường hợp; cha, mẹ, người thân thích khác có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu:

Một bên vợ, chồng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Các trường hợp bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

Việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn được quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Trong đó quy định về việc chồng không được yêu cầu ly hôn. Theo quy định trên, người chồng sẽ không được quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Với quy định như vậy sẽ có thắc mắc liên quan đến việc nếu con không phải của người chồng; thì người chồng có được quyền yêu cầu ly hôn không. Dựa vào quan điểm lập pháp của Việt Nam; việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là nhằm bảo vệ sức khỏe tâm lý trong thời kỳ thai sản của người phụ nữ. Được biết, thời gian phụ nữ mang thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi là thời điểm sức khỏe và tâm lý của người phụ nữ thay đổi mạnh mẽ. Đặc biệt nhạy cảm, vậy nên rất nhiều trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

Vậy nên, việc quy định như vậy là để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ trong thời kỳ họ mang thai, sinh con và nuôi con dưới 1 tháng tuổi có hay không phải là con của người chồng.

Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật

Nói tóm lại, quyền yêu cầu ly hôn là quyền của vợ; chồng; cha, mẹ, người thân thích của vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn theo quy định của pháp luật.

Người chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn trong thời gian người vợ đang mang thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi kể cả đứa trẻ có là con của ai. Nhưng người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn trong thời gian người vợ đang mang thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy Từ trường hợp của chị, có thể thấy chị đang mang thai hộ con của anh chồng. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng như giải thích ở phía trên của Luật sư X; chồng của chị sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn chị cho đến khi chị sinh xong.

Hồ sơ đơn phương ly hôn

Để được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu; mẫu đơn ly hôn.
  • Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
  • Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
  • Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…

Thủ tục đơn phương ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết

– Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.

– Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.

– Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

– Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Bước 3: Ra bản án ly hôn

Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy định pháp luật”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; đăng ký bảo hộ thương hiệu; giải thể công ty; xác nhận độc thân ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Vợ có được quyền ly hôn khi đang mang thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quyền yêu cầu ly hôn chỉ bị hạn chế với chồng khi người vợ đang mang thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Còn không hạn chế với người vợ.

Trường hợp cha, mẹ, người thân thích của vợ hoặc chồng được yêu cầu giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 54 là của bên người bị mắc bệnh hay là cả 2 bên đều có quyền?

Quy định này được áp dụng với bên là nạn nhân của bạo hành gia đình được thực hiện bởi vợ hoặc chồng. Hay nói cách khác, điều kiện cần của quy định này là một trong hai người bị mắc bệnh dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ hành vi. Do việc mắc bệnh đó mà dẫn đến 02 trường hợp: người mắc bệnh bị người còn lại bạo hành; hoặc người mắc bệnh bạo hành người còn lại. Thì cha, mẹ, người thân thích của bên bị bạo hành sẽ có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.