Hạch toán là một trong những công việc quan trọng và không thể thiếu của nhân viên kế toán trong công ty. Để hạch toán đầy đủ và chính xác thì nhân viên kế toán phải nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến các tài khoản hạch toán theo quy định. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ cách hạch toán tiền đặt cọc đấu giá hiện nay. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, quy trình hạch toán tiền đặt cọc đấu giá như thế nào? Thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện ra sao? Nhận tiền đặt cọc đấu giá có phải xuất hóa đơn không? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đấu giá đất được quy định như thế nào?
Đất đấu giá là khu đất do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu và được UBND cấp quận trở lên tổ chức bán dưới hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để gây quỹ nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng hoặc xây dựng các dự án khác của địa phương.
Trong hình thức đấu giá, đất sẽ thông qua UBND cấp quận trở lên để công khai bán cho nhiều người, người trả giá cao nhất sẽ là người được nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định hiện hành, khu đất đấu giá cần đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
- Khu đất đấu giá phải là đất sạch, không bị lấn chiếm, không cho thuê, không có khiếu kiện, tranh chấp;
- Khu đất đấu giá được Sở Quy hoạch và Kiến trúc phê duyệt, khớp nối với quy hoạch chung;
- Khu đất đấu giá được Sở Tài chính duyệt đơn giá khởi điểm làm cơ sở bán đấu giá đất;
- Khu đất đấu giá có đầy đủ hạ tầng, hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước.
Khi nào phải đấu giá quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo Điều 118 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất như sau:
(1) Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;
b) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
c) Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
d) Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
đ) Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
e) Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
g) Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;
h) Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất
Theo Thông tư liên tịch 14/2015/TT-BTNMT-BTP các thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập phương án đấu giá đất
Đơn vị đang được giao quản lý quỹ đất là đối tượng đấu giá quyền sử dụng đất tiến hành lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND cùng cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đấu giá đất
Đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất gửi hồ sơ thửa đất đấu giá đến cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định, sau đó được trình lên UBND cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất theo Khoản 1 Điều 7 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP.
Bước 3: Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất
UBND cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất theo Khoản 1 Điều 8 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP.
Bước 4: Xác định và phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm của thửa đất đấu giá (gồm giá đất, hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với đất nếu có) theo quy định của pháp luật và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt theo Khoản 1 Điều 8 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP.
Bước 5: Lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất
Đơn vị tổ chức thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất theo Điều 10 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP.
Bước 6: Thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất
Đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất và giám sát bằng cách cử người đại diện giám sát việc thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất theo Điều 11 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP.
Bước 7: Phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất
Các công việc được quy định tại Điều 12 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP, cụ thể như sau:
Đơn vị thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất bàn giao hồ sơ và biên bản kết quả thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất cho đơn vị tổ chức thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận tài liệu, đơn vị tổ chức việc bán đấu giá quyền sử dụng đất lập hồ sơ gửi cơ quan tài nguyên môi trường để trình UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Bước 8: Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất
Các công việc được quy định tại Điều 13 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP như sau:
Cơ quan thuế gửi thông báo nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất bằng văn bản cho người đã trúng đấu giá.
Người trúng đấu giá có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất vào Kho bạc Nhà nước và chuyển chứng từ đã nộp tiền lên cơ quan tài nguyên và môi trường để làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 14 TTLT 14/2015/TT-BTNMT-BTP.
Hạch toán tiền đặt cọc đấu giá như thế nào?
Trước tiên cần phải phân biệt khoản tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng và khoản TRẢ TRƯỚC cho người bán.
Nếu là khoản trả trước thì các bạn phải Hạch toán qua Công nợ (131, 331)
Bên đặt tiền đặt cọc hạch toán
– Khi đặt tiền đặt cọc:
Nợ TK 244 (Nếu theo Thông tư 200)
Nợ TK 1386 (Nếu theo Thông tư 133)
Có TK 111, 112
– Khi nhận lại tiền đặt cọc
Nợ TK 111, 112
Có TK 244 (Nếu theo Thông tư 200)
Có TK 1386 (Nếu theo Thông tư 133)
– Trường hợp sử dụng khoản tiền đặt cọc để thanh toán cho người bán:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 244 (Nếu theo Thông tư 200)
Có TK 1386 (Nếu theo Thông tư 133)
Bên nhận tiền đặt cọc hạch toán
– Khi nhận tiền đặt cọc:
Nợ TK 111, 112
Có TK 344 (Nếu theo Thông tư 200)
Có TK 3386 (Nếu theo Thông tư 133)
– Khi trả lại tiền đặt cọc:
Nợ TK 344 (Nếu theo Thông tư 200)
Nợ TK 3386 (Nếu theo Thông tư 133)
Có TK 111, 112.
– Trường hợp DN đặt tiền đặt cọc vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết, bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế. Khi nhận được khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết: Nếu khấu trừ vào tiền nhận đặt cọc:
Nợ TK 344 (Nếu theo Thông tư 200)
Nợ TK 3386 (Nếu theo Thông tư 133)
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Nhận tiền đặt cọc đấu giá có phải xuất hóa đơn không?
Theo hướng dẫn tại Công văn 13675/BTC-CST ngày 14/10/2013 của Bộ tài chính gửi Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam:
“Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng; nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì tổ chức cung ứng dịch vụ không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này.
Bộ Tài chính trả lời Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam biết để hướng dẫn các hội viên, các doanh nghiệp biết để thực hiện.”
Như vậy, nhận tiền đặt cọc đấu giá để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì không phải lập hóa đơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các bên cần có một văn bản xác nhận để tránh những rắc rối về mặt pháp lý sau này.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hạch toán tiền đặt cọc đấu giá”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì khi thah toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Như vậy, nếu khoản tiền cọc đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được tính vào chi phí của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo quy định, trong trường hợp người tham gia đấu giá tài sản tuy đã trúng đấu giá nhưng rút lại giá đã trả (một cách hợp pháp) thì người tham gia đấu giá sẽ không nhận được khoản tiền đặt trước mà sẽ thuộc về người có tài sản đấu giá.
Trong trường hợp người có tài sản đấu giá là cơ quan nhà nước thì tiền đặt trước được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.
Khi người tham gia đấu giá từ chối tham gia cuộc đấu giá được nhận lại tiền đặt trước và tiền lãi phát sinh (nếu có) nếu có thay đổi về giá khởi điểm, số lượng, chất lượng tài sản đã niêm yết, thông báo công khai.
Khi người tham gia đấu giá không trúng đấu giá: Tổ chức đấu giá tài sản trả lại tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận.
Khi người tham gia đấu giá trúng đấu giá: tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.