Chào Luật sư, hôm qua có người gọi điện thoại báo là bên ngân hàng. Họ nói tôi nhận được mã khuyến mãi mua iphone X với giá 2 triệu đồng. Để nhận được voucher tôi cần xác minh lại những thông tin cá nhân. Tôi nghi ngờ nên có hỏi đi hỏi lại nhiều lần, sau đó tôi phát hiện đây là lừa đảo. Tôi cảm thấy rất phiền khi gặp trường hợp này. Có cách nào để tố cáo với cơ quan có thẩm quyền hay không? Gọi điện lừa đảo lấy thông tin CMND bị xử lý thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Trước việc nhiều đối tượng gọi điện thoại mạo danh tổ chức, đơn vị để khai thác thông tin cá nhân nhằm mục đích lừa đảo, nhiều luật sư cho hay hành vi đó có thể bị phạt tù. Gọi điện lừa đảo lấy thông tin CMND bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm chứng minh thư nhân dân
– Chứng minh nhân dân theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCA ngày 26/9/2013 của Bộ Công an được xác định là một trong những loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam; được chứng nhận bởi cơ quan Công an có thẩm quyền về những đặc điểm riêng và về nội dung cơ bản của mỗi công dân trong một giới hạn độ tuổi nhất định do pháp luật quy định. Mục đích của việc cấp Giấy Chứng minh nhân dân nhằm bảo đảm thuận tiện hơn trong việc thực hiện các quyền; nghĩa vụ của công dân; trong hoạt động đi lại và thực hiện các giao dịch trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
– Thẻ căn cước công dân theo quy định tại Luật Căn cước công dân năm 2014 được xác định là các thông tin cơ bản về lai lịch; thông tin nhân dạng của công dân theo quy định.
Gọi điện lừa đảo lấy thông tin CMND bị xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính
Căn cứ theo theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Bị lừa đảo qua mạng để lấy thông tin CMND, lừa tiền thì cần phải làm gì?
Để xử lý được kẻ lừa đảo và lấy lại số tiền bị lừa; người bị hại nên thông tin, trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết.
Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng.
Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này theo 02 cách như sau:
Tố giác trực tiếp
Theo điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Như vậy, để yêu cầu tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố được giải quyết trực tiếp, bạn hãy tiến hành thông báo tin cho cơ quan điều tra công an cấp huyện; hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tại nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.
Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn trình báo công an;
- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).
Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.
Gọi điện thoại trực tiếp qua đường dây nóng của cơ quan Công an
Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
- Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Số điện thoại trực ban hình sự 069.234.8560 – Cục Cảnh sát hình sự.
- Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Gọi điện lừa đảo lấy thông tin CMND bị xử lý thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Doanh nghiệp tư nhân là gì theo quy định pháp luật?
- Thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp
- Mẫu hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mới năm 2022
- Hợp đồng mua bán xe có hiệu lực bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ tố giác việc lừa đảo gồm có:
– Đơn trình báo công an;
– Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);
– Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).
Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Số điện thoại trực ban hình sự 069.234.8560 – Cục Cảnh sát hình sự.
Thông tin của người tố cáo, người trình báo phải được ghi đầy đủ, chính xác và trung thực.
Người tố cáo, người trình báo phải ghi đầy thông tin cơ bản của người lừa đảo trong đơn.
Những tình tiết phải được trình bày một cách khách quan, cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính đúng đắn của sự việc.