Giúp việc có phải là một nghề nghiệp không?

30/04/2022
Giúp việc có phải là một nghề nghiệp không?
638
Views

Nghề nghiệp là công việc mà mọi người thực hiện để nuôi sống bản thân, gia đình. Cam kết liên quan đến việc làm nghề được thể hiện thông qua hợp đồng lao động; được ký bởi người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, có rất nhiều nghề không thông qua hợp đồng lao động mà chỉ thỏa thuận miệng. Việc không có hợp đồng lao động; người lao động và người sử dụng lao động sẽ không cần đóng phí bảo hiểm xã hội. Nhưng điều này dẫn tới việc quyền và lợi ích của người lao động không được bảo đảm. Vậy giúp việc có phải là một nghề nghiệp không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Giúp việc có phải là một nghề nghiệp không?

Giúp việc có phải là một nghề nghiệp không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật lao động năm 2019, lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

Từ đó có thể thấy, giúp việc là một nghề nghiệp. Tuy nhiên, đây có thể coi là một nghề nghiệp mang tính đặc thù. Chính vì vậy, pháp luật lao động cũng quy định một số hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động bao gồm:

  • Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình. Việc bảo vệ người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi lao động vẫn là vấn đề được pháp luật lao động quan tâm. Tuy nhiên, trường hợp này lại khá khó khăn. Bởi nơi làm việc của người giúp việc chính là tại nhà của người sử dụng lao động. Nhưng với người sử dụng lao động đó lại là nhà của họ. Và người lao động trong trường hợp này sẽ không có cơ quan công đoàn bảo vệ quyền lợi ích; để có thể kỷ luật người có hành vi vi phạm bởi người sử dụng lao động cũng chính là người thực hiện hành vi.
  • Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động. Bởi do việc thực hiện công việc của người lao động trong trường hợp này khó để kiểm soát hơn so với các công việc khác.
  • Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động. Việc giữ giấy tờ tùy thân của người lao động về mặt thực tế là để nhằm tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Hợp đồng lao động đối với người lao động là giúp việc gia đình

Hợp đồng lao động đối với người lao động là giúp việc gia đình phải được giao kết bằng văn bản. Tuy nhiên, khác với thời hạn hợp đồng lao động khác được quy định rõ về thời hạn; thời hạn trong hợp đồng lao động đối với người lao động là giúp việc gia đình do hai bên tự thỏa thuận. Các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động giúp việc gia đình

Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng lao động giúp việc gia đình

Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động có các nghĩa vụ sau:

  • Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
  • Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
  • Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
  • Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động giúp việc gia đình

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong hợp đồng lao động giúp việc gia đình được quy định tại Điều 163 Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó:

  • Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
  • Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
  • Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
  • Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
  • Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
  • Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình

Quy định riêng về hợp đồng

  • Hợp đồng lao động đối với người lao động là giúp việc gia đình phải được giao kết bằng văn bản; được giao kết thành 02 bản; mỗi người giữ 01 bản. Hai bản có hiệu lực pháp lý như nhau.
  • Hai bên có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ những thông tin về: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động; công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động.
  • Hợp đồng lao động đảm bảo các quy định về quyền, nghĩa vụ của 02 bên và điều khoản về đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Quy định riêng tiền lương

Việc thỏa thuận về lương thưởng cũng tương tự như các hợp đồng lao động khác. Tuy nhiên, do người lao động sẽ làm ngay tại nhà của người sử dụng lao động nên 02 bên có thể thỏa thuận về chi phí ăn, ở của người lao động trong thời gian làm việc. Nhưng không được quá 50% mức lương ghi trong hợp đồng.

Quy định riêng về thời giờ nghỉ ngơi

  • Đảm bảo về thời gian lao động. Trong đó, người lao động được nghỉ ngơi ít nhất 8 tiếng/ngày. Trong đó có ít nhất 6 tiếng liên tục trong 24 giờ.
  • Đảm bảo người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng.

Quy định riêng về an toàn, vệ sinh lao động và xử lý kỷ luật

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn người lao động sử dụng các vật dụng trong gia đình; đảm bảo về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Và nếu người lao động vi phạm, người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Giúp việc có phải là một nghề nghiệp không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; đăng ký bảo hộ thương hiệu; giải thể công ty; xác nhận độc thân ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng lao động thuê người giúp việc có thể bị xử lý kỷ luật không?

Trên thực tế, người sử dụng lao động thuê người giúp việc khi vi phạm sẽ không xử lý kỷ luật được. Bởi:
Thứ nhất, không có cơ quan đại diện người lao động tại nhà của người thuê để bảo vệ.
Thứ hai, không có quy chế pháp lý như ở các nơi khác.
Vậy nên, người sử dụng lao động thuê người giúp việc không bị xử lý kỷ luật khi vi phạm các quy định về luật lao động. Nhưng sẽ bị xử lý theo các quy định khác cùng điều chỉnh quan hệ đó.

Người sử dụng lao động thuê người giúp việc có phải đóng phí bảo hiểm xã hội cho người giúp việc không?

Người sử dụng lao động thuê người giúp việc không cần đóng phí bảo hiểm xã hội cho người giúp việc. Tuy nhiên; họ có trách nhiệm trả số lương đúng theo hợp đồng để người giúp việc có thể chủ động tham gia bảo hiểm xã hội.

Người giúp việc có được tham gia bảo hiểm xã hội không?

Người giúp việc được tham gia bảo hiểm xã hội. Nhưng trên thực tế; khá ít người giúp việc lựa chọn việc tham gia bảo hiểm xã hội. Do một số điểm đặc biệt về nghề nghiệp; nên các cơ quan bảo hiểm xã hội khó quan lý hơn so với các nghề nghiệp khác. Vậy nên, việc tham gia bảo hiểm xã hội với người giúp việc là không bắt buộc nhưng người giúp việc được tham gia bảo hiểm xã hội

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.