Mẫu di chúc không cần công chứng

30/04/2022
Mẫu biên bản họp gia đình về việc công bố di chúc
951
Views

Mẫu di chúc không cần công chứng được viết như thế nào? Có cần công chứng di chúc hay không? Sử dụng mẫu di chúc không công chứng có hợp pháp không? Hiệu lực của di chúc là thời gian bao lâu?… Không phải ai cũng có những hiểu biết rõ ràng và chính xác về các vấn đề xung quanh “di chúc”. Bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Di chúc không công chứng có hiệu lực khi nào?

Di chúc không công chứng có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế nếu như di chúc đó hợp pháp.

Hiện nay, việc cá nhân lập di chúc để định đoạt tài sản của mình khi chết đi là rất phổ biến.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm có hiệu lực của di chúc.

Do đó, rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này.

Vậy di chúc không công chứng có hiệu lực khi nào?

Khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Có thể thấy, thời điểm có hiệu lực của di chúc phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế, còn bản thân người lập di chúc cũng không quyết định được vấn đề này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định trong quyết định tuyên bố chết.

Trong trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Thời điểm phát sinh hiệu lực cũng là thời điểm người lập di chúc chết hoặc ngày chết theo quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với cá nhân đó.

Tải xuống và xem trước mẫu di chúc không cần công chứng.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn điền thông tin mẫu di chúc không cần công chứng.

Với di chúc không cần công chứng, người lập di chúc cần lưu ý cách thức lập di chúc để đảm bảo hợp pháp về hình thức di chúc.

Mẫu di chúc không cần công chứng mới

Ngoài ra, cũng cần lưu ý các nội dung của di chúc này.

Với mẫu di chúc không cần công chứng nêu trên, người lập di chúc cần hoàn thiện nội dung theo hướng dẫn sau:

(1) Ghi rõ thời gian, địa điểm lập di chúc.

(2) Ghi rõ họ và tên của người lập di chúc.

(3) Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người lập di chúc.

(4) Ghi rõ thông tin giấy tờ về nhân thân của người lập di chúc, ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp giấy tờ đó.

(5) Ghi rõ địa chỉ thường trú của người lập di chúc.

(6) Ghi đầy đủ thông tin về các tài sản định đoạt trong di chúc, bao gồm thông tin và các giấy tờ chứng minh toàn bộ tài sản riêng và phần tài sản của người để lại di sản trong khối tài sản chung.

Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, … diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng … của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành….

Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….

Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm.

(7) Ghi chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế và phần di sản mà họ sẽ được hưởng sau khi người lập di chúc để lại di sản chết.

(8) Ghi rõ tên người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.

(9) Viết bằng số và bằng chữ.

Di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực được hiểu là như thế nào?

STTTiêu chíDi chúc vô hiệuDi chúc không có hiệu lực
1Căn cứĐiều 630 Bộ luật Dân sựĐiều 643 Bộ luật Dân sự
2Định nghĩaLà bản di chúc không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực, hợp pháp theo quy định.Là bản di chúc hợp pháp nhưng thuộc các trường hợp khiến di chúc không có hiệu lực.
3Trường hợp– Người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
– Người lập di chúc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
– Nội dung di chúc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
– Hình thức di chúc trái quy định của pháp luật;
– Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được lập thành văn bản, không được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ không được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;
– Di chúc miệng không được thể hiện trước ít nhất 02 người làm chứng, người làm chứng không ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ và trong 05 ngày không được chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Di chúc không có hiệu lực khi di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Đáng chú ý: Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu di chúc không cần công chứng″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Di chúc là gì?

Di chúc, căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.

Điều kiện có hiệu lực của di chúc?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay, một di chúc được xác định là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể gồm các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Về người lập di chúc: Dù là người đã thành niên hay là người chưa thành niên (từ đủ 15 tuổi trở lên) thì khi lập di chúc, họ đều phải đáp ứng điều kiện minh mẫn, sáng suốt và không bị lừa dối, hay cưỡng ép, đe dọa khi lập di chúc.
Điều kiện 2:  Về nội dung di chúc:
Về nội dung di chúc, theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, một di chúc sẽ bao gồm những nội dung cơ bản như: ngày, tháng năm lập di chúc; thông tin người lập di chúc; thông tin cá nhân, cơ quan được hưởng di sản; thông tin về di sản và điều kiện hưởng di sản (nếu có) và các nội dung khác.
Điều kiện 3: Về hình thức của di chúc:
Về hình thức của di chúc, theo quy định tại Điều 627, 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc có thể lập thành văn bản hoặc di chúc miệng. Trong đó, di chúc bằng văn bản gồm: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc di chúc bằng văn bản có công chức hoặc chứng thực.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.