Xin chào Luật sư, dạo gần đây tôi mới chuyển nhà đến nơi khác sống. Khi sống ở đây, tôi phát hiện hàng xóm nhà tôi thường xuyên có khách qua lại. Mà đa phần là các cô gái trẻ, đặc biệt ở chỗ là họ thường đến vào ban đêm. Sau nhiều lần để ý, tôi mới biết các cô gái đến đây để phá thai. Tôi cố ý rò hỏi thì biết hàng xóm nhà tôi không hề có chuyên môn trong vấn đề này. Hơn nữa còn không được cấp phép mà chỉ phá thai chui vậy thôi. Tôi muốn hỏi Luật sư là việc hàng xóm nhà tôi giúp người khác phá thai trái phép như vậy sẽ phạm vào tội gì? Liệu rằng hàng xóm nhà tôi có bị đi tù không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Hành vi phá thai đã không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Đặc biệt là các cô gái trẻ có thai khi chưa lập gia đình; chưa đủ tuổi hay dù đã kết hôn nhưng chưa muốn có con. Thay vì đến bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh uy tín; được cấp phép thì họ lại lựa chọn đến phá thai ở những địa điểm kín đáo, bí mật để tránh đàm tiếu. Vậy hành vi giúp người khác phá thai trái pháp luật sẽ phạm tội gì? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:
Thế nào là tội giúp người khác phá thai trái phép?
Phá thai trái phép là hành vi thực hiện việc phá thai cho người khác không được cơ quan có thẩm quyền cho phép gây thiệt hại cho tính mạng; hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó.
Tội phá thai trái phép được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“Điều 316. Tội phá thai trái phép
1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121 %;
d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Các yếu tố cấu thành tội phá thai trái phép?
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này phải đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt (chỉ những người thầy thuốc) mà còn có thể là chủ thể khác không phải thầy thuốc như: thầy lang, thầy bói, người dân bình thường…
Nếu hành vi phá thai trái phép chưa gây thiệt hại đến tính mạng; hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác thì người có hành vi phá thai trái phép phải là người đã bị xử lý kỷ luật; xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi phá thai trái phép; đã cố ý với hành vi phá thai, nhưng vô ý với hậu quả chết người; nghĩa là là người phạm tội tuy thấy hành vi phá thai trái phép của mình có thể gây ra hậu quả làm người phụ nữ có thai bị chết; hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người này; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy hành vi phá thai trái phép của mình có thể gây ra hậu quả làm người phụ nữ có thai bị chết; hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người này; mặc dù họ có thể thấy trước (hoặc pháp luật quy định buộc họ phải thấy trước) hậu quả đó.
Khách thể
Đối tượng tác động của tội phạm này không phải là thai nhi; cũng không phải là tính mạng, sức khoẻ của người phụ nữ mang thai; mà là các quy định của Nhà nước về phá thai.
Mặt khách quan
Người phạm tội này chỉ thực hiện một hành vi khách quan duy nhất là hành vi phá thai trái phép. Tuy nhiên, để thực hiện việc phá thai người phạm tội có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: cho uống thuốc để thai nhi chết; dùng các dụng cụ để lấy thai nhi ra ngoài dạ con của người phụ nữ…
Trái phép là không được phép của cơ Nhà nước có thẩm quyền. Nếu được phép phá thai nhưng do vi phạm các quy định về phá thai gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người mang thai thì không phải là hành vi phá thai trái phép mà tuỳ trường hợp người có hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về khám bệnh chữa bệnh; sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc; hoặc dịch vụ y tế khác quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự.
Hậu quả
Hậu quả của hành vi phá thai trái phép là thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người phụ nữ có thai.
Trong trường hợp hành vi phá thai trái phép chưa bị xử lý kỷ luật; xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích. Thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người phụ nữ có thai bị phá là làm cho người này tổn hại đến sức khỏe có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Vì vậy, trong trường hợp thiệt hại chỉ là sức khỏe thì nhất thiết phải trưng cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật của người có thai bị phá trái phép.
Hình phạt đối với tội phá thai trái phép?
Theo quy định tại Điều 316 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121 %;
d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Như vậy, việc giúp người khác phá thai trái phép là một việc vô cùng mất nhân đạo. Hành vi này cần bị tố cáo và chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật.
Hành vi phá thai do lựa chọn giới tính bị xử phạt như thế nào?
Điều 84 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành ví dụ dỗ; lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực; uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
….
Như vậy, hành vi phá thai nhi khi lựa chọn giới tính của con mà không bị ép buộc sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Pháp luật về nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay
- Viên chức nghỉ thai sản đánh giá cuối năm như thế nào?
- Lao động nữ nghỉ thai sản khi hết hạn thì phải làm gì?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Giúp người khác phá thai trái phép thì phạm tội gì? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. (khoản 3 Điều 84 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP)
Hành vi cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính sẽ bị phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. ( khoản 5 Điều 84 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP)