Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật bị xử lý thế nào năm 2022

24/06/2022
Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật bị xử lý thế nào năm 2022
433
Views

Ta có thể thấy rằng từ nguyên tắc cho đến các điều kiện của cho; nhận con nuôi đều hướng tới bảo vệ tối đa lợi ích của trẻ em; chính vì vậy bất cứ hành vi trái pháp luật nào nhằm lợi dụng trẻ em làm con nuôi để trục lợi hay bóc lột;… đặc biệt là việc giới thiệu trẻ làm con nuôi trái pháp luật sẽ đều bị xử lý theo quy định pháp luật; bởi lý hành vi đó trái với mục đích nhân đạo của việc cho nhận; con nuôi; ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ. Vậy giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật bị xử lý thế nào năm 2022? Luật sư X sẽ giới thiệu trong bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Nguyên tắc của việc cho, nhận con nuôi

Theo Điều 4 Luật Nuôi con nuôi năm 2010; nguyên tắc giải quyết việc nhận nuôi con nuôi như sau:

1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi; cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

Trong đó; gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống. Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi; đảm bảo cho trẻ em được nhận sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục từ chính máu mủ, ruột thịt của mình; là tiền đề để trẻ em phát triển tốt về mặt tâm lý, tạo điều kiện để phát triển toàn diện.

2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền; lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng; không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

  • Người nhận con nuôi là cha mẹ nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
  • Người được nhận làm con nuôi là con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tạo điều kiện tối đa để người được nhận nuôi có điều kiện được nuôi dưỡng; chăm sóc, giáo dục trong môi trường gần gũi, quen thuộc.

Quy định của pháp luật về giới thiệu trẻ em làm con nuôi

Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật bị xử lý thế nào năm 2022
Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật bị xử lý thế nào năm 2022

Điều 36 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi như sau:

Trước khi giới thiệu

Trước khi Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi; thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét; giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành; thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để chấm dứt việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi; Sở Tư pháp xem xét; giới thiệu trẻ em làm con nuôi trên cơ sở bảo đảm các căn cứ quy định tại Điều 35 và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Giới thiệu trẻ em làm con nuôi

Trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi; Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi; nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

Trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu; xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi; Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.

Người nhận con nuôi không được có bất kỳ sự tiếp xúc nào với cha mẹ; người giám hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trước khi nhận được thông báo giới thiệu trẻ em làm con nuôi; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28.

Trường hợp người nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi; mà không có lý do chính đáng thì việc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi của người đó chấm dứt.

Sau khi giới thiệu

Khoản 2, khoản 3 Điều 20 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP (đã sửa đổi; bổ sung bởi Nghị định 24/2019/NĐ-CP) quy định về giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài như sau:

Sau khi giới thiệu trẻ em làm con nuôi; Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến.

  • Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi; thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý; Sở Tư pháp chuyển cho Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Trường hợp không đồng ý với việc giới thiệu của Sở Tư pháp; thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại. Sau 03 tháng kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh không đồng ý; mà Sở Tư pháp không giới thiệu được thì Sở Tư pháp phải gửi trả lại hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi kèm theo văn bản nêu rõ lý do.

Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật bị xử lý thế nào?

Theo Điều 63 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam như sau:

“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật;

Như vậy; hành vi giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000. Theo quan điểm của tác giả; mức phạt trên là chưa đủ sức răn đe đối với hành vi này; bởi lẽ hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của một đứa trẻ.

Ngoài ra; hành vi trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung; cụ thể: Đình chỉ hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm; (khoản 7 Điều 63). Và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; cụ thể: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; (khoản 8 Điều 63).

Như vậy; trường hợp văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có hành vi giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật; thì bị phạt tiền đến 20 triệu đồng và áp dụng có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền xử phạt hành vi giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật

Theo quy định của pháp luật; thẩm quyền xử phạt thuộc về các cá nhân; cơ quan có thẩm quyền sau:

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp
  3. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp

Video luật sư giải đáp thắc mắc giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật bị xử lý thế nào?

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật bị xử lý thế nào năm 2022  “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài muốn nhận con nuôi cần đáp ứng điều kiện gì?

Trước tiên là cần đáp ứng các điều kiện chung: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế; chỗ ở để bảo đảm cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục con nuôi tốt nhất; có tư cách đạo đức tốt;
Ngoài ra; người cha mẹ nuôi thường trú nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi;
Người con được nhận nuôi thường trú nếu công dân Việt Nam muốn nhận người nước ngoài làm con nuôi.

Các đối tượng nào được ưu tiên nhận con nuôi?

– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Trẻ em cho làm con nuôi có cần đáp ứng điều kiện gì không?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010; thì một người chỉ được nhận người khác làm cha mẹ nuôi khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là trẻ em dưới 16 tuổi
– Khi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải thuộc các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.