Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào?

16/05/2022
Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào
1326
Views

Chào luật sư, tôi có nghe nói về giấy tờ có giá cũng được xem là một loại tài sản. Vậy giấy tờ có giá là gì? Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào? Tấm séc có phải là một dạng của giấy tờ có giá hay không? Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác. Vậy có các loại giấy tờ có giá tổ chức tín dụng phát hành nào? Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa TCTD; chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định; điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật; tiền; giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Theo điểm 8; Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định; điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Ngoài ra; các quy định khác của pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm:

– Hối phiếu đòi nợ; hối phiếu nhận nợ; séc; công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005;

– Trái phiếu Chính phủ; trái phiếu công ty; kỳ phiếu; cổ phiếu được quy định tại điểm c; khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;

Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào
Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào

Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào?

Trái phiếu: giấy tờ có giá quy định nghĩa vụ của ngân hàng phải trả cho người nắm giữ ( người cho vay ) một khoản tiền xác định; thường là trong những khoảng thời gian cụ thể và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi đáo hạn.

 Tín phiếu ( Treasury bill ): là giấy tờ có giá do TCTD ( ngoài ra có NHNN; Kho bạc Nhà nước; Doanh nghiệp ) phát hành nhằm mục đích huy động vốn ngắn hạn.

Kỳ phiếu ( promissory note ): giấy tờ có giá ngắn hạn thể hiện cam kết trả tiền vô điều kiện cho người lập phiếu phát hành ra; trong đó xác nhận trả một số tiền nhất định cho người hưởng thụ quy định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác.

Chứng chỉ tiền gửi ( certificate of deposit ): giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành chứng nhận người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hàng để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhận khác.

Các loại giấy tờ có giá khác.

– Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành gồm giấy tờ có giá ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng như kỳ phiếu; chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác) và giấy tờ có giá dài hạn (thời hạn từ 12 tháng trở lên như trái phiếu; chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác).

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là “giấy tờ có giá” không?

1. “Quyền tài sản”: Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Quyền tài sản khác có thể là: Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ,…

2. “Giấy tờ có giá”: theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.

Như vậy, ngoài các giấy tờ được liệt kê tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau:

–  Trị giá được thành tiền;

– Được phép giao dịch;

– Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”. 

Giấy tờ có giá nào sau đây là chứng khoán nợ?

Chứng khoán nợ thường tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, như trái phiếu (bond), chứng khoán dạng nợ (debenture) và giấy tờ (note), các công cụ thị trường tiền tệ (money market instruments), các công cụ tài chính phái sinh (financial derivatives).

Trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền lợi của người sở hữu với phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Có thể là nhà nước, doanh nghiệp hoặc các tổ chức tài chính phát hành. Như vậy, trái phiếu được xem là phương tiện vay nợ, chủ thể phát hành có nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn nhất định.

Theo đó, người sở hữu trái phiếu được hưởng khoản lãi cố định, phần lãi này không phụ thuộc vào kết quả dùng vốn. Tuy nhiên, người sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia hoạt động quản lý đối với tổ chức phát hành.

Hiện nay có 2 loại trái phiếu phổ biến là Trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.

– Trái phiếu chính phủ (công trái, công khố phiếu) có độ an toàn cao nhất. Thông thường người mua được hưởng lãi suất cố định theo kỳ hạn. Ví dụ: Lãi suất của trái phiếu kỳ hạn 5 năm khoảng 6,8%.

– Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành với mục đích cần vốn để mở rộng quy mô kinh doanh hoặc đầu tư đổi mới công nghệ. Thay vì đi vay ngân hàng phải chờ thời gian thẩm định và giải trình cụ thể thì doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu để chớp lấy cơ hội kinh doanh kịp thời.

Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào
Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào

Chứng khoán dạng nợ

Chứng khoán dạng nợ tương tự như trái phiếu nhưng khác ở điều kiện đảm bảo và một số vấn đề liên quan. Mục đích khi phát hành loại chứng khoán này nhà nước hoặc công ty lớn cần huy động vốn vào ngân sách.

Công cụ thị trường tiền tệ

Đây là những giấy tờ xác nhận quyền được hưởng vô điều kiện một lượng thu nhập cố định bằng tiền trong một thời gian nhất định.

Công cụ tài chính phái sinh

Công cụ tài chính phái sinh là những công cụ được phát hành dựa theo những công cụ tài chính đã có với những mục tiêu: Bảo vệ lợi nhuận, tạo ra lợi nhuận hoặc phân tán rủi ro. Công cụ tài chính phái sinh cơ bản là hoán đổi, quyền chọn.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại có thể phát hành là loại nào?. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, xác nhận tình trạng hôn nhânđăng ký hộ kinh doanh; đăng ký nhãn hiệu, Đăng ký mã số thuế cá nhân …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Ưu điểm của chào bán chứng khoán riêng lẻ là gì?

Thủ tục phát hành đơn giản.
Số lượng vốn huy động ít.
Số lượng chứng khoán phát hành không nhiều.

Đối tượng nào là thành viên của SGD chứng khoán Việt Nam?

Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được SGD khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;
Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và các tổ chức khác được SGD chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.

Về hình thức phát hành giấy tờ có giá cần chú ý điều gì?

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.