Chào luật sư, thời gian vừa qua tôi có bị ốm, sợ lây cho đồng nghiệp nên tôi đã nghỉ việc điều trị. Tuần này tôi đã đi làm, tôi có báo kế toán thì kế toán hỏi giấy nghỉ ốm để hưởng chế độ. Luật sư cho tôi hỏi Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH xin ở đâu năm 2022?
Căn cứ pháp lý
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Theo Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015; NLĐ được hưởng chế độ ốm đau nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động; hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau; và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Người lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con; mà thuộc một trong các trường hợp vừa nêu trên.
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH xin ở đâu?
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là giấy tờ không thể thiếu; trong hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT; giấy nghỉ ốm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH; thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. Cụ thể, sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám; chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.
Giấy nghỉ việc hưởng BHXH bao lâu hết hạn?
Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; thời hạn nộp giấy nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội cho nơi làm việc là tối đa 45 ngày; kể từ ngày quay trở lại làm việc sau khi nghỉ ốm.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, doanh nghiệp; hoặc công ty sẽ phải lập thêm Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 01B-HSB); rồi nộp giấy tờ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đang đóng Bảo hiểm xã hội để được giải quyết.
Thời hạn doanh nghiệp phải nộp hồ sơ là tối đa 10 ngày; kể từ này tiếp nhận giấy tờ của người lao động.
Nếu hồ sơ được gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội là đầy đủ và hợp lệ; cơ quan này sẽ giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động trong vòng 6 ngày làm việc.
Hồ sơ nghỉ ốm hưởng BHXH
Cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
Đối với người lao động:
Trong trường hợp điều trị nội trú:
- Bản sao Giấy ra viện của NLĐ hoặc của con NLĐ dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
Trường hợp điều trị ngoại trú:
Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ khám, chữa bệnh ở nước ngoài:
Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy KCB do cơ sở KCB ở nước ngoài cấp.
Đối với bên sử dụng lao động:
Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu 01B-HSB).
Mức hưởng chế độ ốm đau là bao nhiêu?
Trường hợp NLĐ nghỉ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26; và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau | = | Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày | X 75 (%) | x | số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó:
– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc; không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 01 năm đối với NLĐ nghỉ ốm đau; tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, BYT ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
– Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ; nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con; được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc; nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
- Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH; thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ được tính theo quy định như trên.
Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH xin ở đâu năm 2022?”
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH xin ở đâu năm 2022??”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: xin cấp phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch thủ tục ngừng kinh doanh công ty … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ được cơ sở y tế mà người lao động đã tiến hành khám, chữa bệnh cấp lại trong các trường hợp sau:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu làm mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động hoàn toàn có thể xin cấp lại. Giấy nghỉ ốm được cấp lại sẽ đóng dấu Cấp lại.
Theo Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn cụ thể cách ghi số ngày nghỉ trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), theo đó, số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời hạn của giấy nghỉ ốm hưởng BHXH được bác sỹ điều trị xác định, căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng có giới hạn 30 ngày/lần cấp giấy trừ trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì được 180 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm.
NLĐ là công dân Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc theo quy định gồm:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định trong trường hợp sau:
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài;