Đối với mỗi lĩnh vực, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới đưa vào hoạt động trên thị trường. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, liệu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thời hạn không? Khi hết thời hạn sẽ xử lý như thế nào?
Với vấn đề trên, Luật sư 247 sẽ đưa ra lời giải đáp cụ thể thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi đón đọc ngay để hiểu rõ và trả lời được câu hỏi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thời hạn bao lâu nhé!
Căn cứ pháp lý
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép kinh doanh) là giấy cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Về mặt pháp lý, khi được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh thì sẽ có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh.
– Nhằm quản lý các công việc kinh doanh của đơn vị và thương nhân, bắt buộc phải hoàn thành những thủ tục hành chính đó là đăng ký giấy phép kinh doanh.
– Bản chất của giấy phép kinh doanh:
+ Ý nghĩa về pháp lý: Thể hiện quyền kinh doanh của công dân, là sự cho phép hoạt động kinh doanh của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
+ Thủ tục, hồ sơ: Thủ tục đăng ký kinh doanh phải theo đúng mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư; Hồ sơ phải đầy đủ và hợp lệ; Các cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện trước khi cấp giấy phép.
+ Quyền hạn của Nhà nước: Dù đối tượng đăng ký kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối không cấp giấy phép kinh doanh nếu kinh doanh ngành nghề không đảm bảo đủ điều kiện theo luật kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh có thời hạn bao lâu?
– Vấn đề giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thời hạn bao lâu sẽ tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
+ Nếu doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh của ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì không cần lo lắng về thời hạn của giấy phép kinh doanh.
+ Nếu doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh cho ngành nghề yêu cầu điều kiện thì đôi khi giấy phép kinh doanh sẽ có thời hạn cụ thể. Ví dụ giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn có thời hạn 5 năm…
Phần lớn các ngành nghề kinh doanh đều thuộc ngành nghề không yêu cầu điều kiện nên bạn không cần lo lắng về viêc giấy phép kinh doanh có thời hạn bao lâu? Tuy nhiên, một số trường hợp bạn cần làm thủ tục gia hạn giấy phép kinh doanh khi hết thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ công ty.
– Bên cạnh đó, một số loại giấy phép con cũng có thời hạn cụ thể như là:
+ Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được cấp bởi Sở y tế hoặc phòng y tế . Giấy này có hiệu lực 03 năm.
+ Giấy cam kết bảo vệ môi trường được cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện; có hiệu lực 03 năm đối với các cơ sở kinh doanh các hóa chất độc hại; có thời hạn 5 năm với cơ sở không kinh doanh các loại hóa chất độc hại.
Giấy phép kinh doanh hết thời hạn xử lý như thế nào?
Trước khi giấy phép kinh doanh cũ hết hạn 30 ngày, chủ cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để xin lại giấy phép kinh doanh mới, như vậy mới được xem là tuân thủ quy định pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền chuyên ngnahf đơn vị cấp giấy phép kinh doanh cho những ngành nghề có điều kiện (ví dụ: giấy phép tư vấn du học sẽ do Sở Giáo dục cấp tỉnh cấp, giấy phép An toàn thực phẩm sẽ do Chi cục an toàn thực phẩm cấp,…) Do có nhiều loại hình và chủ thể kinh doanh khác nhau nên việc quản lý đăng ký kinh doanh sẽ có nhiều cơ quan và cấp thẩm quyền khác nhau.
Một số trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh
Mặc dù phần lớn giấy phép kinh doanh là loại không có thời hạn, tuy nhiên giấy phép kinh doanh hoàn toàn có thể bị thu hồ và bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh khi đơn vị kinh doanh đó vi phạm một trong các trường hợp sau:
– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
– Doanh nghiệp được thành lập bởi những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 13 của Luật thành lập doanh nghiệp;
– Đơn vị kinh doanh không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Đơn vị kinh doanh không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh;
– Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 12 tháng liên tục;
– Ngừng hoạt động kinh doanh 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Đơn vị kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định
– Kinh doanh ngành, nghề bị cấm theo quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền?
- Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị sai thông tin quy định
- Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thời hạn bao lâu″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
thời hạn thay đổi giấy phép kinh doanh được chia thành 2 trường hợp dưới đây:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh trực tiếp: Thời gian giải quyết của Phòng đăng ký kinh doanh là 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, tỏng đó không tính ngày giao nộp hồ sơ của doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ cần sửa đối, bổ sung thì thời hạn sẽ được cộng thêm 3 ngày nữa cho mỗi lần sửa.
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh online: Thời gian thay đổi giấy phép kinh doanh bằng phương pháp nộp hồ sơ online sẽ phải đợi 5 đến 6 ngày vì khi Phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận hồ sơ, phải chờ thêm 1-2 ngày để nộp hồ sơ giấy (bản cứng)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020;
– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.