Mẫu giấy bảo hộ thương hiệu mới năm 2022

29/06/2022
Mẫu giấy bảo hộ thương hiệu mới năm 2022
750
Views

Thương hiệu là gì mà các doanh nghiệp lại chú trọng, quan tâm đến việc bảo hộ thương hiệu như vậy? Vì sao các doanh nghiệp cần đến bảo hộ thương hiệu? Giấy bảo hộ thương hiệu như thế nào? Thủ tục để thực hiện việc bảo hộ thương hiệu ra sao? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật sư 247 để hiểu rõ quy định pháp luật về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết này mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019

Thương hiệu là gì?

Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có khái niệm thương hiệu. Vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu.

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì, hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Giấy bảo hộ thương hiệu là gì?
Giấy bảo hộ thương hiệu là gì?

Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPIO): là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức.

Chúng ta vẫn thường gọi nhãn hiệu, logo hay tên công ty là thương hiệu. Vì vậy để bảo hộ được thương hiệu, chúng ta phải bảo hộ được nhãn hiệu, logo hay tên công ty của mình.

Bảo hộ thương hiệu mang lại lợi ích gì?

Không chỉ giúp đặt nền móng vững chắc cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo cơ sở pháp lý tránh những tình huống phát sinh tranh chấp không đáng có xảy ra trong tương lai.

Thứ nhất, đảm bảo thương hiệu được sự bảo vệ tuyệt đối của pháp luật và giúp công ty sử dụng độc quyền thương hiệu đó.

Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp không chú ý đến việc giữ thương hiệu trong khi đã xây dựng được thương hiệu. Cụ thể như cà phê Trung Nguyên bị đăng ký bảo hộ thương hiệu trước ở Mỹ; tiếp đến là kẹo dừa bến tre tại Trung Quốc…. Nguyên nhân của những trường hợp trên là các Doanh nghiệp đã không đăng kí bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật. Dẫn đến việc thương hiệu của Doanh nghiệp bị đối thủ giành mất.

Giấy bảo hộ thương hiệu được quy định như thế nào?
Giấy bảo hộ thương hiệu được quy định như thế nào?

Thứ hai, giúp phân biệt giữa thương hiệu của Doanh nghiệp với các đối thủ khác.

Cùng với xu thế hội nhập, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng ngày càng quyết liệt hơn. Do đó, một Doanh nghiệp có thương hiệu sẽ tăng sức cạnh trạnh với những doanh nghiệp khác.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu chính là cách hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Đồng thời, việc đăng kí bảo hộ thương hiệu là cơ sở pháp lí để bảo vệ hàng hóa của doanh nghiệp khi bị làm nhái, làm giả hoặc khi thương hiệu bị đánh cắp.

Thứ ba, góp phần làm tăng giá trị thương mại và quảng bá thương hiệu.

Việc đăng kí bảo hộ thương hiệu sẽ làm giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp được tăng lên đáng kể. Đồng thời khi lợi ích kinh tế được tăng lên thì uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng lên. Mang lại những lợi ích to lớn khác như chuyển giao quyền sử dụng; hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp mình.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp được nhận diện tốt hơn trên thị trường. Khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp thương hiệu của công ty được biết đến rộng rãi.

Giấy bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu theo quy định

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Để tránh được những rủi ro không đáng có, hãy sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của chúng tôi. Luật sư 247 với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng

Hướng dẫn ghi giấy bảo hộ thương hiệu
Hướng dẫn ghi giấy bảo hộ thương hiệu

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ của chúng tôi

Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của chúng tôi dưới đây nhé

Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu giấy bảo hộ thương hiệu mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi bảo hộ thương hiệu như thế nào?

Mỗi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế về đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Tuy nhiên, cách tính phí khi đăng ký bảo hộ thương hiệu được tính theo nhóm đăng ký do đó Quý khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm, hoặc một nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ bị tính phí càng cao. Bởi vậy, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu Quý khách hàng cần xác định rõ phạm vi thương hiệu đó dùng cho sản phẩm dịch vụ gì của mình trong tương lai để hạn chế nhất chi phí phát sinh.
Mặt khác, nếu sau này thương hiệu đã được đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ nếu Quý khách hàng có phát sinh sử dụng thương hiệu này cho các sản phẩm, dịch vụ mới thì lúc đó lại phải đăng ký bởi đơn đăng ký mới mà không thể kê khai thêm vào đơn, văn bằng bảo hộ đã nộp và đã được cấp.

Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu?

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam.
Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội
Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Khi nào thương hiệu sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ?

Thương hiệu sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi:
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với thương hiệu (nhãn hiệu) của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi.
Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp,quyền tác giả.
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.