Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khu vực không?

22/09/2022
Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khu vực không
317
Views

Chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội giúp cho người lao động nữ được đảm bảo các quyền lợi của mình cũng như hoàn thành nhiệm vụ sinh con và thiên chức làm mẹ của mình. Vậy giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khu vực không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Điều kiện để được hưởng thai sản

Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng Chế độ thai sản thì:

1. Người lao động được hưởng Chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, theo quy định này thì điều kiện để hưởng Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà phải nghỉ việc trong thời gian mang thai để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng hướng dẫn việc xác định thời điểm 12 tháng như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Thủ tục hưởng chế độ thai sản

Thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản được quy định cụ thể tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản như sau:

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khu vực không?
Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khu vực không?

Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khu vực không?

Về việc hưởng phụ cấp khu vực khi nghỉ thai sản:

Theo khoản 3 phần II Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, ngày 5-1-2005 của Bộ Nội vụ – Bộ LĐ-TB&XH – Bộ Tài chính – Ủy ban Dân tộc quy định về cách tính trả phụ cấp khu vực như sau:

“- Phụ cấp khu vực được xác định, tính trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc; được xác định, tính toán, chi trả theo nơi đăng ký thường trú.

– Phụ cấp khu vực được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hằng tháng.”

Như vậy, phụ cấp khu vực đã nằm trong phần lương hằng tháng là căn cứ tính mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản của bạn.

Theo Điều 8 của Thông tư 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định về thời gian không tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Hướng dẫn về thời gian không tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trong các khoản thời gian như sau:

a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;

b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

2. Trường hợp nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP kể từ ngày nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.”

Do vậy, khi nghỉ chế độ thai sản là thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nên bạn sẽ không được hưởng phụ cấp khu vực.

>> Việc trong thời gian vừa qua vợ bạn nghỉ sinh ở nhà, nhà trường trả trợ cấp thai sản gồm tiền đóng BHXH, phụ cấp đứng lớp. Phụ cấp khu vực nhà trường không chi trả. Vợ bạn đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội nên đơn vị trường vợ bạn công tác chi trả chế độ thai sản cho vợ bạn như trên là đúng với quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn “Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khu vực không?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, văn phòng dịch vụ thám tử, công chứng di chúc tại nhà, giấy phép sàn thương mại điện tử,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền giải thủ tục hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật?

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014 thì để hưởng chế độ thai sản người lao động nộp hồ sơ gửi cho người sử dụng lao động. Sau đó người sử dụng lao động lập danh sách gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện yêu cầu hưởng chế độ thai sản.

Nhận con nuôi có được nghỉ thai sản không?

Căn cứ Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Căn cứ quy định trên, trường hợp bạn nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Thời hạn nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thai sản là bao lâu?

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.