Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi có những gì?

01/08/2022
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi
403
Views

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi

Xin chào Luật sư, hiên nay tôi và chồng tôi đã kết hôn được 3 năm, chúng tôi mới nhận nuôi một bé 2 tháng tuổi nên chúng tôi cần nhiều thời gian hơn để chăm sóc con và chúng tôi có tham gia Bảo hiểm xã hội được 4 năm rồi. Luật sư cho tôi hỏi làm thế nào để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi? Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về “Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi” của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản

Căn cứ pháp lí điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì:

-Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

– Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

=> Như vậy, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng được hưởng chế độ thai sản

Quy định về thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Theo quy định tại điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
“Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.”

Quy định về chế độ trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Theo điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định về chế độ trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi

Căn cứ theo điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

-Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

-Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
-Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
-Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
-Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Quy định về mức hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

– Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

  • Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
  • Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
  • Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

– Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mâu giẫy đăng cam đoan đăng kýlại khai sinh, công văn xác minh đăng ký lại khai sinh…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ

Cha dượng muốn nhận con riêng của vợ vẫn phải tuân thủ các điều kiện chung nhưng theo khoản 3 Điều 14 thì trong trường hợp này; họ không phải đáp ứng quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này.
Sự điều chỉnh của pháp luật là hợp lý bởi nếu cha dượng; mẹ kế muốn nhận con riêng của vợ; hoặc chồng mà phải đáp ứng đủ các điều kiện về tuổi như điểm b khoản 1 trên thì sẽ ngăn cản việc trẻ em có một mái ấm trọn vẹn; hoặc các thành viên khác trong gia đình độ tuổi chưa phù hợp với người con nuôi sẽ gây khó khăn cho họ trong việc đưa đứa trẻ được nhận nuôi về đoàn tụ dưới một mái nhà.

Đi tù về chưa xoá án tích có được nhận nuôi con nuôi không?

Các trường hợp không được nhận con nuôi
– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù;
– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác;
– Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà; cha mẹ; vợ chồng; con; cháu; người có công nuôi dưỡng mình; Dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
=> Như vậy, nếu chưa dược xóa án tích về 1 trong các tội cố ý xâm phạ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của khác thì khong được nhận nuôi con nuôi

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.