Xin chào Luật sư, tôi có con năm nay học lớp 3. Lớp của cháu có 10 bạn năm và 10 bạn nữ. Khi đi học về cháu hay kể chuyện ở trường cho tôi nghe. Cháu có hay nói với tôi cô giáo của cháu thường bắt các bạn nữ lao động; còn các bạn nam thì ngồi chơi. Học sinh làm sai cô chỉ phạt các bạn nữ; còn các bạn nam phạm lỗi cô lại không nói gì. Cháu nói cô giáo chỉ yêu quý các bạn nam thôi. Tôi muốn hỏi Luật sư khi giáo viên xâm phạm quyền bình đẳng giới giữa học sinh nam và nữ thì bị xử lý như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Ngày nay, tại các trường học hay bất kỳ cơ quan tổ chức vẫn còn xảy ra tình trạng phân biệt đối xử giữ nam và nữ. Đây có thể nói là tội xâm phạm quyền bình đẳng giới. Tội này sẽ bị xử phạt như thế nào? Cùng Luật sư 247 giải đápthắc mắc này.
Thế nào là tội xâm phạm quyền bình đẳng giới?
Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới là trường hợp vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kì hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, y tế.
Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền bình đẳng giới?
Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới có thể là bất kỳ người nào. Và phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi; năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các điều 12; 13 Bộ luật Hình sự. Đối với tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này
Tuy nhiên, đối với tội phạm này cũng có nhiều trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn.
Dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm này là quyền bình đẳng của mọi người. Quyền này được quy định tại hiến pháp năm 1992 (Điều 52: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; Điều 54: công dân không phân biệt nam nữ… có quyền bầu cử, quyền ứng cử theo quy định của pháp luật.
Đối tượng tác động của tội phạm này là các hoạt động chính trị; kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học; và công nghệ, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, y tế.
Dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm:
Tội phạm này chỉ có một hành vi khách quan; đó là hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội. Tuy nhiên, để cản trở người khác tham gia các hoạt động trên; người phạm tội thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau tùy thuộc vào mục đích; động cơ của người phạm tội.
Hậu quả của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới là những thiệt hại do hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động chính trị; kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội. Những thiệt hại này có thể là thiệt hại về vật chất; hoặc tinh thần nhưng chủ yếu là thiệt hại về tinh thần mà trực tiếp là các quyền của người khác bị xâm phạm. Nếu có thiệt hại về vật chất thì những thiệt hại đó chỉ là gián tiếp do hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới gây ra.
Dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm
Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được thực hiện do cố ý (cố ý phạm tội); tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động chính trị; kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội là trái pháp luật; thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả.
Mục đích của người phạm tội là mong muốn người phụ nữ; hoặc nam giới không tham gia được các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội.
Hình phạt đối với tội xâm phạm quyền bình đẳng giới?
Điều 165 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Điều 165. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới
1. Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị; kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin; thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật; hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, trong trường hợp này; cô giáo của bé là giáo viên, do đó đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn phân biệt đối xử giới tính học sinh . Cụ thể cô giáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở học sinh tham gia hoạt động giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy, cô giáo của bé có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Mời bạn xem thêm
- Nộp đơn tố giác tội phạm ở đâu theo quy định pháp luật hiện hành?
- Có được miễn, giảm hình phạt cải tạo không giam giữ không?
- Tội làm chết người khi thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “ Giáo viên ghét bỏ học sinh nữ có phải xâm phạm quyền bình đẳng giới?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khi giáo viên đánh học sinh thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Nếu giáo viên đánh học sinh mà tỷ lệ tổn thương trên cơ thể học sinh từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Về xử lý từ phía nhà trường:thì học sinh có thể bị áp dụng một trong 03 hình thức kỷ luật như sau: Cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học một tuần lễ, đuổi học một năm.
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định: “phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”
Học sinh có hành vi đánh đập có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe người khác quy định tại Điều134 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017).
Khung hình phạt cao nhất của tội này là từ 07 năm đến 14 năm tù; khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.