Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu ngày?

12/04/2023
Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu ngày?
279
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Xuân Mai, tôi hiện nay vừa mới tốt nghiệp sư phạm và đang có dự định sẽ trở thành giáo viên dạy cấp Trung học cơ sở. Trước khi chính thức đi làm tôi có muốn tìm hiểu rõ hơn về các quy định ngày nghỉ, mức lương hay những ưu đãi mà giáo viên được hưởng. Đặc biệt tôi có quan tâm về số ngày nghỉ hè của giáo viên cấp này, không biết theo pháp luật quy định sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu ngày không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu ngày?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019
  • Nghị định 84/2020/NĐ-CP

Nghỉ hè có tính vào ngày nghỉ hằng năm của giáo viên hay không?

Khác với các người lao động khác, giáo viên có thêm thời gian nghỉ hè. Với giáo viên mầm non, căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT:

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: Nghỉ hè và các ngày nghỉ khác

Trong đó, thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp khác (nếu có). Đồng thời, căn cứ kế hoạch năm học, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hè của giáo viên một cách phù hợp.

Ngoài ra, với giáo viên phổ thông gồm các cấp học tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường chuyên, trường/lớp cho người khuyết tật, thời gian nghỉ hè được quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017:

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)

Như vậy, cũng như giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông được nghỉ hè 02 tháng và thời gian này đã bao gồm cả nghỉ hằng năm, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Riêng giảng viên đại học, Thông tư 20/2020 chỉ quy định thời gian làm việc của đối tượng này là 44 tuần để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng… và thời gian này trừ đi số ngày nghỉ Tết, lễ… theo quy định của Bộ luật Lao động.

Như vậy, quy định của pháp luật không đặt ra thời gian nghỉ hè của giảng viên đại học mà chỉ quy định về thời gian làm việc theo năm học.

Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu ngày?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau:

– Thời gian nghỉ hè của nhà giáo:

+ Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;

+ Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;

+ Thời gian nghỉ hè hàng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;

+ Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.

– Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định tại khoản 1 Điều này, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.

– Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt trên địa bàn.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì tùy vào mỗi cấp giảng dạy mà giáo viên sẽ có thời gian nghỉ hè khác nhau. Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm là thời gian nghỉ hè cũng sẽ phải căn cứ vào thời gian năm học và theo tình hình thực tế của mỗi địa phương.

Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu ngày?
Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu ngày?

Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng nguyên lương?

Ngoài quy định về nghỉ hè, trong năm học, giáo viên còn được nghỉ phép năm theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể, giáo viên được nghỉ hưởng nguyên lương vào các dịp sau đây:

– Nghỉ lễ, Tết (theo Điều 112 Bộ luật Lao động): Tết Dương lịch nghỉ 01 ngày (01/01 dương lịch); Tết Âm lịch nghỉ 05 ngày; Ngày 30/4 nghỉ 01 ngày; Ngày Quốc tế lao động nghỉ 01 ngày (01/5); Ngày Quốc khánh nghỉ 02 ngày; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ 01 ngày (10/3 âm lịch).

– Nghỉ hằng năm (theo Điều 113 Bộ luật Lao động): 12 ngày làm việc nếu làm trong điều kiện bình thường; 14 ngày nếu là người chưa thành niên, là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Việc nghỉ hằng năm này áp dụng với giáo viên làm việc đủ 12 tháng. Nếu làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng thực tế làm việc.

Đặc biệt, cứ làm đủ 05 năm thì giáo viên sẽ được tăng thêm 01 ngày nghỉ hằng năm (tăng theo thâm niên làm việc).

– Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương (theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động): Kết hôn được nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn được nghỉ 01 ngày; Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ/chồng, vợ/chồng, con đẻ, con nuôi chết được nghỉ 03 ngày.

Những trường hợp này sẽ phải báo với người sử dụng lao động.

Như vậy, với giáo viên đã làm việc được 12 tháng thì sẽ có cố định 23 ngày nghỉ hưởng nguyên lương trong một năm chưa tính những ngày nghỉ hè và nghỉ việc riêng (nếu có).

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu ngày?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về cách chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên nghỉ việc riêng, không hưởng lương bao nhiêu ngày?

Bên cạnh những ngày nghỉ nguyên lương thì giáo viên còn được nghỉ không hưởng lương theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động gồm:
– Ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn được nghỉ không lương 01 ngày và báo với người sử dụng lao động.
– Giáo viên xin phép hiệu trưởng và được hiệu trưởng đồng ý thì có thể nghỉ không lương theo yêu cầu.

Giáo viên chủ nhiệm có được phép cho học sinh nghỉ liên tục không?

Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 quy định Điều lệ Trường tiểu học. Cụ thể, giáo viên tiểu học làm công tác chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
Đây cũng là quyền của giáo viên chủ nhiệm các cấp Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) nêu tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định Điều lệ trường THCS và THPT.

Hiệu trưởng được cho giáo viên nghỉ mấy ngày?

Căn cứ các Điều lệ trường ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, hiệu trưởng trường là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Cụ thể, hiệu trưởng phải thực hiện một số nhiệm vụ đối với giáo viên như:
– Tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên;
– Phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật…
Trong đó, việc quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách với giáo viên bao gồm cả chế độ nghỉ phép. Vì vậy, hiệu trưởng có quyền xét duyệt cho giáo viên nghỉ phép, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về chế độ nghỉ phép.
Đối với các trường hợp không có quy định về số ngày nghỉ phép tối đa, hiệu trưởng có thể quyết định số ngày nghỉ phép của giáo viên dựa trên lý do nghỉ và điều kiện, tình hình của nhà trường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.