Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm học?

11/10/2022
Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm học?
577
Views

Xin chào Luật sư 247. Chị gái tôi hiện đang là giáo viên trung học phổ thông dạng biên chế nhà nước, tôi có thắc mắc rằng chị tôi có được áp dụng theo quy định pháp luật Bộ luật Lao động năm 2019 để đươkc nghỉ 12 ngày phép năm hay không? Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm học? Giáo viên nghỉ việc riêng, không hưởng lương bao nhiêu ngày? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học”.

Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm học?

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm học?
Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm học?

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Nghỉ hè có tính vào ngày nghỉ hằng năm của giáo viên không?

Khác với các người lao động khác, giáo viên có thêm thời gian nghỉ hè. Với giáo viên mầm non, căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, cụ thể như sau

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: Nghỉ hè và các ngày nghỉ khác

Trong đó, thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp khác (nếu có). Đồng thời, căn cứ kế hoạch năm học, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hè của giáo viên một cách phù hợp.

Ngoài ra, với giáo viên phổ thông gồm các cấp học tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường chuyên, trường/lớp cho người khuyết tật, thời gian nghỉ hè được quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017:

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)

Như vậy, cũng như giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông được nghỉ hè 02 tháng và thời gian này đã bao gồm cả nghỉ hằng năm, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Riêng giảng viên đại học, Thông tư 20/2020 chỉ quy định thời gian làm việc của đối tượng này là 44 tuần để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng… và thời gian này trừ đi số ngày nghỉ Tết, lễ… theo quy định của Bộ luật Lao động.

Như vậy, quy định của pháp luật không đặt ra thời gian nghỉ hè của giảng viên đại học mà chỉ quy định về thời gian làm việc theo năm học.

Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng nguyên lương?

Ngoài quy định về nghỉ hè, trong năm học, giáo viên còn được nghỉ phép năm theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể, giáo viên được nghỉ hưởng nguyên lương vào các dịp sau đây:

– Nghỉ lễ, Tết (theo Điều 112 Bộ luật Lao động): Tết Dương lịch nghỉ 01 ngày (01/01 dương lịch); Tết Âm lịch nghỉ 05 ngày; Ngày 30/4 nghỉ 01 ngày; Ngày Quốc tế lao động nghỉ 01 ngày (01/5); Ngày Quốc khánh nghỉ 02 ngày; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ 01 ngày (10/3 âm lịch).

– Nghỉ hằng năm (theo Điều 113 Bộ luật Lao động): 12 ngày làm việc nếu làm trong điều kiện bình thường; 14 ngày nếu là người chưa thành niên, là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Việc nghỉ hằng năm này áp dụng với giáo viên làm việc đủ 12 tháng. Nếu làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng thực tế làm việc.

Đặc biệt, cứ làm đủ 05 năm thì giáo viên sẽ được tăng thêm 01 ngày nghỉ hằng năm (tăng theo thâm niên làm việc).

– Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương (theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động): Kết hôn được nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn được nghỉ 01 ngày; Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ/chồng, vợ/chồng, con đẻ, con nuôi chết được nghỉ 03 ngày.

Những trường hợp này sẽ phải báo với người sử dụng lao động.

Như vậy, với giáo viên đã làm việc được 12 tháng thì sẽ có cố định 23 ngày nghỉ hưởng nguyên lương trong một năm chưa tính những ngày nghỉ hè và nghỉ việc riêng (nếu có).

Giáo viên nghỉ việc riêng, không hưởng lương bao nhiêu ngày?

Bên cạnh những ngày nghỉ nguyên lương thì giáo viên còn được nghỉ không hưởng lương theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động gồm:

– Ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn được nghỉ không lương 01 ngày và báo với người sử dụng lao động.

– Giáo viên xin phép hiệu trưởng và được hiệu trưởng đồng ý thì có thể nghỉ không lương theo yêu cầu.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm học?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo di chúc hoặc sử dụng dịch vụ công chứng tại nhà di chúc… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định về thời gian làm việc của giáo viên mầm non như thế nào?

Căn cứ Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT, thời gian làm việc trong năm học của giáo viên mầm non là 42 tuần gồm:
35 tuần nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ (dạy trẻ).
04 Tuần học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
02 tuần chuẩn bị năm học mới.
01 tuần tổng kết năm học.

Pháp luật quy định về thời gian làm việc của giáo viên tiểu học như thế nào?

Theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên tiểu học có thời gian làm việc là 42 tuần/năm học, gồm:
35 tuần giảng dạy và các hoạt động khác theo kế hoạch.
05 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
01 tuần chuẩn bị năm học mới.
01 tuần tổng kết năm học.
Trong đó, cứ mỗi tuần, giáo viên tiểu học phải có số tiết lý thuyết hoặc thực hành là 23 tiết, nếu lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật và giáo viên trường dân tộc bán trú thì định mức này là 21 tiết.
Cũng như giáo viên mầm non ở trên, giáo viên tiểu học cũng được nghỉ hè, nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động và được hưởng nguyên lương, phụ cấp (nếu có).

Pháp luật quy định về thời gian làm việc của giáo viên THCS, THPT như thế nào?

Theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, cụ thể là khoản 2 Điều 5 Thông tư 28, giáo viên trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) có thời gian làm việc trong năm la 42 tuần gồm:
37 tuần giảng dạy và hoạt động giáo dục trong kế hoạch thời gian năm học.
03 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
01 tuần chuẩn bị năm học mới.
01 tuần tổng kết năm học.
Trong đó, định mức tiết dạy (lý thuyết và thực hành) của mỗi giáo viên THCS là 19 tiết/tuần, của giáo viên THPT là 17 tiết/tuần.
Riêng giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú thì định mức tiết dạy là 17 tiết/tuần ở cấp THCS, 15 tiết/tuần ở cấp THPT. Với giáo viên cấp THCS trường phổ thông dân tộc bán trú là 17 tiết/tuần. Giáo viên trường dành cho người tàn tật, khuyết tật là 17 tiết/tuần ở cấp THCS.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.