Giáo viên có được kết hôn với học sinh không?

14/09/2022
Giáo viên có được kết hôn với học sinh không?
454
Views

Xin chào Luật sư 247. Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện khá nhiều drama, bốc phốt việc ngoại tình của giáo viên. Tôi có thắc mắc rằng hình thức kỷ luật khi giáo viên ngoại là gì, có bị đuổi việc không? Bên cạnh đó thì giáo viên có được kết hôn với học sinh không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Giáo viên có được kết hôn với học sinh không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định điều kiện kết hôn như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nghiêm cấm các hành vi như sau:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

Giáo viên có được kết hôn với học sinh không?
Giáo viên có được kết hôn với học sinh không?

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Như vậy, theo quy định pháp luật như trên, không có quy định nghiêm cấm việc giáo viên không được kết hôn với học sinh. Tuy nhiên, để được kết hôn với học sinh thì giáo viên và học sinh này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định kể trên (điều kiện về việc đăng ký kết hôn và không thuộc hành vi kết hôn pháp luật nghiêm cấm).

Giáo viên kết hôn với học sinh có bị kỷ luật không?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

3. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;

5. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

6. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

7. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Theo quy định trên, nếu giáo viên kết hôn với học sinh mà không đáp ứng được các điều kiện kết hôn như phần nêu trên thì có bị kỷ luật với hình thức khiển trách, hình thức kỷ luật cụ thể phụ thuộc vào hậu quả gây ra.

Giáo viên ngoại tình có bị thôi việc không?

Giáo viên bị thôi việc khi nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 19 Nghị định 112/2020 Nghị định chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong các trường hợp:

Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;

4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Do dó, giáo viên sẽ bị thôi việc khi vi phạm những quy định đã nêu trên.

Giáo viên ngoại tình có bị đuổi việc không?

Khi giáo viên có hành vi ngoại tình thì không đủ căn cứ để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc nêu trên. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 182 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy khi hành vi ngoại tình mà bị xử phạt theo căn cứ điều 182 của Bộ luật Hình sự 2015 thì mới đủ căn cứ để buộc thôi việc giáo viên. Dù không bị buộc thôi việc nhưng khi ngoại tình thì học sinh, sinh viên hay phụ huynh và nhà trường đều có cách đánh giá không tốt về giáo viên đó.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Giáo viên có được kết hôn với học sinh không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định về các quyền hạn của giáo viên như thế nào?

– Nhà giáo được bố trí giảng dạy theo chuyên môn đào tạo của mình.
– Được đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
– Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
– Được nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định pháp luật.

Pháp luật quy định về trách nhiệm của giáo viên như thế nào?

– Nhà giáo có trách nhiệm tham gia xây dựng và thực hiện các kế hoạch đã được phê duyệt của cơ sở giáo dục nơi mình đang công tác, giảng dạy.
– Nhà giáo có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động nhằm tực hiện các kế hoạch nêu trên của cơ sở giáo dục nơi mình giảng dạy theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và tham gia giám sát thực hiện các hoạt động đó theo quy định pháp luật.
– Các trách nhiệm và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật

Pháp luật quy định về các nhiệm vụ của giáo viên như thế nào?

– Thứ nhất, căn cứ vào vị trí, nhà giáo trước tiên phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục và thực hiện một cách đầy đủ, có chất lượng chương trình giáo dục đã được phê duyệt.
– Thứ hai, là người giảng dạy kiến thức cho học sinh, sinh viên, nhà giáo phải là tấm gương trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử nhà giáo.
– Thứ ba, phải giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
– Thứ tư, thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, đạo đức, tư tưởng chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới và tìm kiếm các phương pháp giảng dạy phù hợp với người học.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.