Giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài?

12/08/2022
Giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
392
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong hệ thống giám sát an toàn của các ngân hàng tại Việt Nam không thể thiếu việc giám sát an toàn đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vậy theo quy định hiện hành thì việc giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài? được quy định như thế nào.

Để giải đáp cho câu hỏi về việc giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Thông tư 08/2022/TT-NHNN

Quy định về lập báo cáo giám sát an toàn vi mô đề xuất và thực hiện biện pháp xử lý?

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về lập báo cáo giám sát an toàn vi mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý như sau:

– Trên cơ sở kết quả giám sát tuân thủ, giám sát rủi ro theo quy định tại Mục 2 Chương này và căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô tiến hành:

  • Lập báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất hoặc định kỳ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Thông tư 08/2022/TT-NHNN;
  • Đề xuất, thực hiện các biện pháp xử lý quy định tại Chương V Thông tư 08/2022/TT-NHNN (nếu cần thiết).

– Nguyên tắc lập, phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất:

  • Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất phải được lập khi đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô phát hiện các vi phạm, nguy cơ vi phạm pháp luật, các rủi ro có ảnh hưởng đến sự an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng hoặc khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền;
  • Việc phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất thực hiện như sau:

(i) Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô;

(ii) Căn cứ kiến nghị tại báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất và thẩm quyền giải quyết kiến nghị theo quy định của pháp luật, báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất phải được gửi đến cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định;

(iii) Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất được lập theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền nào thì phải được gửi đến cấp có thẩm quyền đó để xem xét, xử lý.

– Nguyên tắc lập, phê duyệt và gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ:

  • Báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng đầu năm phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 8 trong năm. Báo cáo giám sát an toàn vi mô hằng năm được hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo;
  • Báo cáo giám sát an toàn vi mô được lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-NHNN cho đối tượng giám sát ngân hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-NHNN cho các đối tượng giám sát ngân hàng là các chi nhánh của cùng một tổ chức tín dụng trên địa bàn;
  • Việc phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ thực hiện như sau:

(i) Đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và phải được gửi đến Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để báo cáo;

(ii) Đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và phải được gửi đến Lãnh đạo Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để báo cáo;

(iii) Đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và được gửi đến Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để báo cáo;

(iv) Trường hợp báo cáo giám sát an toàn vi mô kiến nghị biện pháp xử lý đối với cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì báo cáo giám sát an toàn vi mô phải được trình cấp có thẩm quyền đó để xem xét, quyết định.

Giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài?

Quy định về giám sát an toàn vĩ mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về nội dung giám sát an toàn vĩ mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng như sau:

– Giám sát tuân thủ gồm:

  • Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về:

(i) Chế độ báo cáo thống kê của chi nhánh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê;

(ii) Các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng áp dụng đối với chi nhánh.

  • Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát tuân thủ việc thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô (nếu có).

– Giám sát rủi ro tập trung vào các nội dung tối thiểu sau đây:

  • Các khoản mục tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và chênh lệch thu chi;
  • Tình hình cấp tín dụng và chất lượng tín dụng của đối tượng giám sát an toàn vi mô. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện rà soát, đánh giá khoản cấp tín dụng, các khoản phải thu khác có giá trị lớn của đối tượng giám sát an toàn vi mô. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể mức giá trị lớn của các giao dịch này;
  • Lập, cập nhật danh sách thông tin nhân sự, trong đó tối thiểu bao gồm giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng;
  • Các thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đối tượng giám sát.

– Đối với các phòng giao dịch có quy mô lớn trên địa bàn do Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh quyết định hoặc các phòng giao dịch có phát sinh thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của phòng giao dịch đó, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 10 Thông tư 08/2022/TT-NHNN thông qua chi nhánh quản lý các phòng giao dịch đó.

Giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về nội dung giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

– Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xác định phạm vi, nội dung của thông tin liên quan đến hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô để giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng trong hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô, trong đó tập trung vào một hoặc một số hoặc tất cả các nội dung sau đây:

  • Giám sát tuân thủ chế độ báo cáo thống kê, chế độ thông tin báo cáo theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn có liên quan trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô;
  • Giám sát tuân thủ các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129, 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở kết quả từ hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa, hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
  • Giám sát tuân thủ việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người quản lý, người điều hành quy định tại Điều 50 và khoản 4 Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); và việc tuân thủ cơ cấu quản trị, điều hành, kiểm soát của đối tượng giám sát theo quy định tại Chương III Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
  • Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, cho vay, gửi tiền, đầu tư của tổ chức tín dụng vào công ty con, công ty liên kết, chi nhánh ở nước ngoài;
  • Rà soát các quy định nội bộ của đối tượng giám sát an toàn vi mô ban hành theo quy định tại Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung): Hằng năm, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô lựa chọn một số quy định nội bộ để tiến hành rà soát.

– Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát tuân thủ việc thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô (nếu có).

– Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát rủi ro thông qua việc sử dụng mô hình và phương pháp phân tích rủi ro do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ và/hoặc thực hiện phân tích, nhận định về rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng thông qua một hoặc một số hoặc tất cả các nội dung sau đây:

  • Phân tích, nhận định về những thay đổi trọng yếu, các biến động bất thường thông qua việc sử dụng các ngưỡng thay đổi của các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lãi dự thu, chi phí, kết quả kinh doanh, và các hạn chế, giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trên cơ sở kết quả từ hệ thống báo cáo thống kê điện tử của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định các ngưỡng thay đổi của các khoản mục nêu trên.
  • Xem xét những tác động trọng yếu đến quản trị, điều hành của đối tượng giám sát an toàn vi mô thông qua đánh giá tối thiểu các nội dung sau đây:

(i) Thay đổi về người quản lý, người điều hành được quy định tại Điều 50 và Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung) của đối tượng giám sát an toàn vi mô;

(ii) Thay đổi về tình hình cổ đông, sở hữu cổ phần, cổ phiếu của người quản lý, người điều hành, cổ đông lớn và người có liên quan của các cá nhân, tổ chức này (trong đó bao gồm cả khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần với mục đích nắm quyền kiểm soát đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần);

(iii) Thay đổi về tình hình góp vốn, thành viên góp vốn, chủ sở hữu đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

  • Trên cơ sở những thông tin bất lợi có thể ảnh hưởng trọng yếu đến đối tượng giám sát an toàn vi mô nhận được, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô đánh giá, nhận định về tình hình rủi ro của đối tượng giám sát an toàn vi mô;
  • Giám sát tình hình cấp tín dụng, chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực, khách hàng và giao dịch có rủi ro cao trong hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô để phân tích và đánh giá mức độ tác động trọng yếu đến hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô.

Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xác định những lĩnh vực, đối tượng khách hàng, giao dịch có rủi ro cao trong từng thời kỳ.

– Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, trong trường hợp cần thiết, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện rà soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, chất lượng tín dụng, rủi ro của các giao dịch có giá trị lớn (bao gồm các khoản cấp tín dụng, các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, các khoản phải thu khác). Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xem xét, quyết định cụ thể mức giá trị lớn của các giao dịch nêu trên.

– Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định các nội dung giám sát khác đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô thuộc phạm vi phân công giám sát phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của đơn vị.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; phát hành hóa đơn điện tử; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc giám sát ngân hàng tại Việt Nam?

– Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
– Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
– Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.
– Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật này với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật này.
– Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng.

Mục đích giám sát ngân hàng tại Việt Nam?

Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Cơ quan giám sát ngân hàng tại Việt Nam?

– Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại;
Tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
– Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm các Vụ, Cục, Văn phòng tại trụ sở chính và các Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng đặt tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được tổ chức phòng.
Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
– Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.