Giám định tư pháp là gì? Vai trò và nguyên tắc của giám định tư pháp? 

30/01/2022
542
Views

Giám định là việc nghiên cứu các vật chứng, chứng từ, tử thi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm thể chất của người có ý nghĩa đối với vụ án, do người có hiểu biết chuyên môn tiến hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và người yêu cầu giám định. Vậy giám định tư pháp là gì? Giám định tư pháp có vai trò và nguyên tắc như thế nào? Bài viết hôm nay Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng về hoạt động giám định tư pháp.

1. Giám định tư pháp là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2020 quy định, giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính, theo trưng cầu của cơ quan hành có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp 2020.

2. Vai trò và nguyên tắc của giám định tư pháp

Thứ nhất, về vai trò

–     Thông qua việc tạo lập và cung cấp những chứng cứ không thể phản bác, hoạt động giám định tư pháp góp phần bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo đảm an toàn cho công dân trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia.

–     Có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tố tụng. Thực hiện giám định tư pháp là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý, nó là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương.

–     Kết luận giám định là một loại chứng cứ, có giá trị như các loại chứng cứ khác. Người giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định tư pháp.

Kết luận giám định cung cấp cho các bên trong quan hệ tố tụng những thông tin cần thiết để làm căn cứ đưa ra những quan điểm, lập luận của mình trong quá trình tố tụng, giải quyết vụ án. Là kết quả của quá trình sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ của mình. Các chứng cứ được rút ra từ kết luận giám định thường mang tính khoa học, khách quan hơn so với chứng cứ được rút từ các nguồn khác. Vì vậy, kết luận giám định cũng được xem như một loại chứng cứ có vai trò quan trọng.

Thứ hai, về nguyên tắc của hoạt động giám định

Nguyên tắc của hoạt đọng giám định được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật giám định tư pháp, cụ thể:

–     Hoạt động giám định tư pháp phải tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định

–     Giám định viên tư pháp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định khi có kết quả giám định

Mời các bạn tham khảo thêm 

Mời các bạn tham khảo thêm 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

1.    FaceBook: www.facebook.com/luatsux

2.    Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

         3.   Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Mục đích của giám định tư pháp là gì?

Mục đích hoạt động giám định tư pháp được thực hiện nhằm cung cấp các chứng cứ để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Mục đích của hoạt động giám định tư pháp thường đi kèm với vai trò của hoạt động giám định tư pháp. Hoạt động tư pháp được tạo ra nhằm tránh các hoạt động oan sai, đúng người đúng tội, bảo đảm công bằng, hoạt động giám định được tạo ra nhằm thu thập chứng cứ, từ đó cung cấp cho các bên và giúp quá trình tố tụng diễn ra thuận lợi hơn trước diễn biến có nhiều vụ việc phức tạp, hoặc các đương sự xuất trình chứng cứ, tài liệu không rõ ràng và có nhiều mâu thuẫn với nhau.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.