Giải quyết trường hợp khi đương sự không thực hiện giao nộp tài liệu, chứng cứ

29/09/2021
Giải quyết trường hợp khi đương sự không thực hiện giao nộp tài liệu, chứng cứ
1359
Views

Bộ luật tố tụng dân sự năm đã đặt ra nghĩa vụ đối ứng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ (trách nhiệm pháp lý, thời hạn phải tuân thủ) được xem là “bước tiến đáng kể” trong quá trình cụ thể hóa và bảo đảm giá trị của nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh. Thiết nghĩ đây là quy định hợp lý, vừa đảm bảo quyền của đương sự, vừa nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Vậy trường hợp đương sự không thực hiện giao nộp tài liệu, chứng cứ thì xử lý như thế nào? Có thể bị xử phạt hành chính hay không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Tài liệu, chứng cứ là gì?

Tài liệu, chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Các thuộc tính của chứng cứ

-Có tính khách quan: có thật, không phụ thuộc vào ý chí con người tham gia tố tụng, chứng cứ phải được phát hiện, tìm thấy từ một nguồn nhất định.

-Tính liên quan: trực tiếp hoặc gián tiếp (dùng làm căn cứ)

Ví dụ:  Liên quan trực tiếp như kiện đòi nợ, giấy vay nợ; liên quan trực tiếp: phủ nhận vay, giấy công tác, phòng nghỉ khi đi công tác.

-Tính hợp pháp:  chứng cứ phải được rút ra từ quá trình chứng minh, chứng cứ chỉ được coi là hợp pháp khi chỉ rút ra từ một nguồn nhất định do pháp luật quy định.

-Những gì đương sự cung cấp chỉ được coi là căn cứ, bằng chứng thôi. Nếu muốn được coi là chứng cứ thì phải qua một quá trình chứng minh, điều tra và phải được thẩm phán hoặc hội thẩm ra quyết định( người tiến hành tố tụng ra quyết định).

Trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ

Bên cạnh các quy định về quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập chứng cứ và chứng minh của đương sự, Điều 6, Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, thì“Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn các tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ đó.”

Tại khoản 1 Điều 106 BLTTDS năm 2015 quy định:

“Trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Trước đây, Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 không quy định về quyền của đương sự trong việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ cung cấp. Điều này vô hình trung gây ra nhiều khó khăn, bất lợi cho đương sự. Do vậy, việc Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 ghi nhận tại Điều 106 về quyền cũng như phương thức yêu cầu cung cấp chứng cứ. Đồng thời, đây là quy định hợp lý, vừa đảm bảo quyền của đương sự, vừa nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trường hợp đương sự không cung cấp tài liệu, chứng cứ?

Quy định tại khoản 9 Điều 70 và khoản 5 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử “đương sự… có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp”, nhằm bảo đảm các đương sự đều được tiếp cận chứng cứ để thực hiện quyền tranh tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định chế tài xử lý đối với đương sự không thực hiện nghĩa vụ gửi; thông báo tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. Do đó, khi Tòa án thông báo về việc thụ lý vụ án, cần giải thích, hướng dẫn ngay cho đương sự thực hiện nghĩa vụ này, nếu nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì Tòa án thực hiện theo khoản 3 Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong trường hợp vì lý do chính đáng mà không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác và có yêu cầu.

Trường hợp đương sự không thực hiện nghĩa vụ gửi; thông báo tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác mà cũng không yêu cầu Tòa án hỗ trợ; thì Tòa án bảo đảm cho các đương sự được tiếp cận với đầy đủ tài liệu; chứng cứ đã được giao nộp tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Giải quyết trường hợp khi đương sự không thực hiện giao nộp tài liệu, chứng cứ“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Chứng cứ được xác định bằng gì?

– Vật chứng;
– Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
– Kết luận giám định;
– Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

Để thực hiện việc giám định thì cần làm gì?

Để có thể thực hiện được việc giám định chứng cứ thì người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong VADS đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định, như vậy, nếu không có đối tượng giám định thì không thể tiến hành giám định được.

Thế nào là chứng cứ buộc tội?

Chứng cứ buộc tội là chứng cứ xác định tội phạm được thực hiện, xác định người phạm tội, lỗi của người phạm tội, các tình tiết định khung tăng nặng, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và các tình tiết khác bất lợi cho người phạm tội khi giải quyết vụ án.

Các loại chứng cứ bao gồm?

– Nguồn chứng cứ;
– Chứng cứ gián tiếp;
– Chứng cứ trực tiếp;
– Chứng cứ buộc tội;
– Chứng cứ gỡ tội;
– Chứng cứ gốc;
– Chứng cứ sao chép, thuật lại.

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận