Giám định chứng cứ trong tố tụng dân sự

29/09/2021
Giám định chứng cứ trong tố tụng dân sự
629
Views

Chứng cứ có tác động rất lớn đến tính đúng đắn, chính xác, khách quan của kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, chứng cứ phải được thu thập hợp pháp, tồn tại khách quan, đúng sự thật. Tuy nhiên, trong thực tiễn, có nhiều trường hợp đương sự cung cấp cho Tòa án một số chứng cứ chưa đáng tin cậy nên cần phải giám định.

Những vấn đề cần trưng cầu giám định hiện nay rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Giám định chữ ký, giám định chứng cứ giả mạo; giám định băng ghi âm, ghi hình, ảnh chụp… Việc giám định chứng cứ rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau; đòi hỏi phải có độ chính xác cao về chuyên môn, nghiệp vụ.

Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247 để hiểu rõ về Giám định chứng cứ trong tố tụng dân sự.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Chứng cứ

Khái niệm

Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vỉ phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ỷ nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Chứng cứ là những thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án được chứa đựng tong các nguồn khác nhau. Vì vậy, cần phân biệt chứng cứ với nguồn chứng cứ. Chứng cứ là các thông tin được chứa đựng trong các nguồn chứng cứ; do vậy, các nguồn không phải là chứng cứ.

Tuy nhiên, bất kì chứng cứ nào cũng được lưu giữ trong nguồn mà pháp luật quy định để đảm bảo cho chứng cứ được đúng đắn; khách quan, hợp pháp. Trong lí luận cũng như thực tiễn tố tụng; không phải lúc nào chứng cứ và nguồn chứng cứ cũng được phân biệt rõ ràng.

Đặc điểm

Về tính khách quan

Chứng cứ hình thành; và tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng không được tạo ra chứng cứ; nếu vậy tính khách quan sẽ không cò; do đó không thể coi là chứng cứ. Con người phát hiện, thu thập chứng cứ và tìm ra chứng cứ; con người nghiên cứu và đánh giá để sử dụng nó.

Về tính liên quan

Tính liên quan của chứng cứ có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Mối quan hệ trực tiếp là mối quan hệ dựa vào đó có thể xác định ngay các tình tiết; theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự xem đây là tình tiết; sự kiện không cần phải chứng minh. Mối liên hệ gián tiếp là mối quan hệ qua khâu trgn gian mới tìm được tình tiết, sự kiện.

Tuy nhiên, cho dù là mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp thì đây cũng là mối quan hệ nội tại; có mối quan hệ nhân quả. Từ việc đánh giá rõ tình tiết liên quan; Tòa án có thể xác định đúng chứng cứ cần sử dụng để giải quyết đúng đắn sự việc dân sự mà không để xảy ra trường hợp thừa; hay không đầy đủ chứng cứ.

Về tính hợp pháp

Tính hợp pháp của chứng cứ được xác định một cách cụ thể: p

+ Phải là một trong các nguồn hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định;

+ Phải là phương tiện chứng minh hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định; Phải được giao nộp trong một thời hạn hợp pháp;

+ Phải được công bố công khai theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự;

+ Phải được thu thập cung cấp theo đúng pháp luật tố tụng.

Các loại chứng cứ

Chứng cứ bao gồm các loại sau đây:

  • Nguồn chứng cứ …
  • Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp. …
  • Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. …
  • Chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép, thuật lại.

Giám định chứng cứ

Tùy thuộc vào nội dung cần chứng minh; thì chứng cứ là kết luận giám định trong tố tụng dân sự có thể được thể hiện ở những dạng như: Giám định chữ viết; chữ ký, dấu vân tay, bản chính của tài liệu đọc được, giọng nói, ADN…

Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật Giám định tư pháp năm 2012 chưa có quy định trình tự; thủ tục giám định đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc giám định liên lĩnh vực.

Theo khoản 2 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong trường hợp Tòa án nếu xét thấy cần thiết phải giám định thì thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định; quy định này khá phù hợp với nhu cầu bức thiết trong việc giám định chứng cứ để có thể đưa ra kết quả giải quyết vụ việc đúng đắn.

Quyền và nghĩa vụ của người giám định

 Theo Khoản 1 Điều 80 thì Người giám định có quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;

b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;

c) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;

d) Phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;

đ) Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;

e) Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;

g) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;

h) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Giám định chứng cứ trong tố tụng dân sự“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bao gồm?

Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử: Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật tố tụng có thể được coi là chứng cứ.

Người giám định là gì?

Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.

Thủ tục từ chối hoặc thay đổi người giám định?

– Việc từ chối giám định hoặc đề nghị thay đổi người giám định trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản nêu rõ lý do của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi.
+ Việc từ chối giám định hoặc đề nghị thay đổi người giám định tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.

Trường hợp có thể ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp?

Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp. Việc trưng cầu người giám định khác hoặc thay người phiên dịch khác được thực hiện theo quy định tại Điều 79 và Điều 81 của Bộ luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời