Giải chấp sổ đỏ là gì? Tại sao phải giải chấp sổ đỏ?

12/11/2021
Các trường hợp giải chấp sổ đỏ
902
Views

Hiện nay, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh… trở nên khó khăn hơn. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính đã tính đến việc vay vốn tại ngân hàng với các khoản vay ưu đãi cho doanh nghiệp. Khi thực hiện vay vốn, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn thực hiện các thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, trong đó có thế chấp. Một trong những loại tài sản hay được đem đi thế chấp là quyền sử dụng đất; hay còn gọi là sổ đỏ. Khi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, để lấy lại quyền sử dụng đất đã thế chấp thì doanh nghiệp phải thực hiện một thủ tục là giải chấp sổ đỏ. Vậy giải chấp sổ đỏ là gì? Luật sư 247 có nhận được câu hỏi như sau:

Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau. Năm ngoái tôi có vay vốn ở ngân hàng và đã thế chấp quyền sử dụng đất ở căn nhà ở hiện tại ở ngân hàng để bảo đảm trả nợ. Đến nay tôi đã đủ điều kiện trả nợ. Ngân hàng yêu cầu tôi phải giải chấp sổ đỏ thì mới trả lại sổ. Nhưng thủ tục này là gì, thực hiện như thế nào thì tôi không nắm rõ. Mong luật sư giải đáp giùm.

Giải chấp sổ đỏ là gì?

Câu hỏi đặt ra là liệu quyền sử dụng đất có đem đi thế chấp vay tiền tại ngân hàng được không? Về cơ bản, quyền sử dụng đất cũng được coi như một loại quyền tài sản theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Do đó, quyền sử dụng đất nếu có đủ điều kiện có thể trở thành tài sản thế chấp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không được vay thế chấp quyền sử dụng đất.

Theo quy định của luật đất đai thì việc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó bên thế chấp và bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất phải đến văn phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì giao dịch “thế chấp quyền sử dụng đất” là giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký theo quy định. Như vậy, để đảm bảo nghĩa vụ đối kháng với bên thứ ba (tức là trong trường hợp người thế chấp tài sản tiếp tục sử dụng tài sản để thực hiện các giao dịch với người khác) thì bạn cần đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đại thuộc Sở Tài Nguyên Môi trường nơi có đất, và thực hiện thêm các quy định khác mà pháp luật có quy định.

Giải chấp thực tế là một cách gọi khác của việc xóa đăng ký thế chấp, sổ đỏ là cách gọi thông thường của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, giải chấp sổ đỏ là việc xóa đăng ký thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất của người đăng ký thế chấp.

Tại sao phải giải chấp sổ đỏ?

Việc đăng ký thế chấp tài sản chính là để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ như đối với việc vay tiền ở ngân hàng, khi bạn thực hiện thế chấp sổ đỏ, hay thế chấp quyền sử dụng đất, thì chính quyền sử dụng đất đó là tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ đúng hẹn của bạn. Điều này có nghĩa là nếu như bạn không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có thể thực hiện xử lý quyền sử dụng đất của bạn để bù vào số tiền bạn đã vay.

Ngoài ra, trong quá trình quyền sử dụng đất đang bị thế chấp, bạn không thể thực hiện các giao dịch với nó như chuyển nhượng, cho thuê… một cách bình thường được. Việc này có thể gây bất lợi cho chính quyền lợi của bạn, khiến bạn phải mau chóng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn đã đủ khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình thì có thể thực hiện luôn và không cần thiết phải để quyền sử dụng đất của mình làm tài sản thế chấp nữa. Tuy nhiên, không phải cứ trả nợ xong là có thể lấy ngay được sổ đỏ đem về. Bạn còn cần phải thực hiện thêm một thủ tục khác đó chính là giải chấp sổ đỏ, để xóa việc thế chấp đối với quyền sử dụng đất của bạn. Sau khi thực hiện xong, bạn có thể thực hiện các quyền lợi thông thường đối với quyền sử dụng đất của mình.

Mời bạn đọc xem thêm: Hướng dẫn thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng

Các trường hợp giải chấp sổ đỏ

Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ giải chấp sổ đỏ khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm. Ví dụ như bạn thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng để thực hiện việc vay nợ, thì sau khi bạn hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì bạn có thể lấy sổ đỏ về; nhưng phải thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ.
  • Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác: Khi bạn vay tiền và sử dụng biện pháp bảo đảm là thế chấp, nhưng sau đó chuyển sang các hình thức bảo đảm khác như ký quỹ ngân hàng thì cũng phải thực hiện thủ tục giải chấp đối với tài sản thế chấp.
  • Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác: Khi bạn có nhu cầu chuyển tài sản thế chấp từ sổ đỏ sang các loại tài sản khác như xe ô tô, xe máy… thì bạn cũng cần phải thực hiện giải chấp sổ đỏ và đăng ký tài sản thế chấp mới.
  • Bạn muốn thực hiện vay vốn ở một ngân hàng khác;
  • Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ thế chấp quyền sử dụng đất, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
  • Đơn phương chấm dứt hoặc tuyên bố chấm dứt việc thế chấp quyền sử dụng đất trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  • Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
  • Theo thỏa thuận của các bên: Khi thực hiện vay tiền ở ngân hàng và ký kết hợp đồng thế chấp là quyền sử dụng đất, hai bên có thể tự đưa ra các thỏa thuận như điều kiện, trường hợp xóa thế chấp quyền sử dụng đất, miễn là không trái với các quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: Ngân hàng có được bán tài sản thế chấp khi chủ sở hữu không đồng ý

Câu hỏi thường gặp

Không giải chấp sổ đỏ thì có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?

Câu trả lời là không. Dù cho bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ hợp đồng hay chưa, nếu bạn không tiến hành thủ tục giải chấp, thì tình trạng quyền sử dụng đất của bạn vẫn sẽ là đang bị thế chấp. Do đó, sẽ không thể thực hiện được các thủ tục như chuyển nhượng hay cho thuê quyền sử dụng đất.

Giải chấp sổ đỏ ở đâu?

Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền thực hiện giải chấp Sổ đỏ là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai (cấp huyện) trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nếu tỉnh, thành đã có bộ phận một cửa thì người có yêu cầu giải chấp Sổ đỏ nộp tại bộ phận này để cơ quan này chuyển lên Văn phòng hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Chi phí giải chấp sổ đỏ là bao nhiêu?

Theo khoản 21 Điều 2 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, phí đăng ký giao dịch bảo đảm trong đó có phí giải chấp Sổ đỏ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do đó, sẽ không có một văn bản nào quy định thống nhất phí xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ hay phí giải chấp Sổ đỏ mà phí này được từng tỉnh, thành phố quy định.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về giải chấp sổ đỏ. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời