Việc gia hạn thẻ y tế hiện nay đã được tinh giảm ngắn gọn từ hàng năm chuyển thành 5 năm một lần. Điều này nhận được khá nhiều sự đồng tình của người dân vì giảm trừ được thời gian, công sức để gia hạn bảo hiểm xã hội. Ngoài ra người dân có thể thực hiện gia hạn thẻ bảo hiểm y tế online trên cổng dịch vụ công quốc gia. Vậy những loại bảo hiểm được cấp miễn phí như bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thì sẽ được gia hạn như thế nào? Bài viết “Gia hạn bảo hiểm y tế hộ nghèo” dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?
Những chính sách an sinh xã hội dành cho những hoàn cảnh khó khăn luôn được nhà nước chú trọng và quan tâm. Để những người này có thể yên tâm lao động cải thiện cuộc sống thì việc cung cấp cho họ những điều kiện sống cơ bản là việc làm vô cùng thiết thực. Chính vì vậy trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách nhằm giúp đỡ những hộ nghèo, hộ cận nghèo ổn định cuộc sống từ đó thực hiện xoá đói, giảm nghèo.
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo thì quy định chuẩn hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 cụ thể chuẩn hộ cận nghèo là:
– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người thuộc hộ gia đình cận nghèo thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ năm đóng. Người thuộc hộ gia đình nghèo được xác định theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thể chuẩn nghèo áp dụng cho phù hợp với từng giai đoạn. Đối với người thuộc hộ cận nghèo được xác định theo tiêu chí chuẩn cận nghèo phù hợp với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ cận nghèo 2023?
Các chính sách về chăm sóc sức khoẻ đối với những người có hoàn cảnh khó khăn luôn là ưu tiên hàng đầu. Không chỉ là những buổi khám chữa bệnh miễn phí dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo mà việc cấp thẻ bảo hiểm y tế giúp người lao động nghèo có thể chủ động trong việc khám chữa bệnh cũng luôn nằm trong những chính sách hỗ trợ hàng đầu với các hoàn cảnh khó khăn. Vậy đối với hộ cận nghèo thì mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác.
Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
Như vậy, theo quy định được dẫn chiếu nêu trên thì nếu thuộc đối tượng hộ cận nghèo nhưng sinh sống tại huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP thì khi đó cá nhân này sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế. Còn nếu như hộ cận nghèo thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo đóng tối đa là 4,5% mức lương cơ sở. Hộ gia đình cận nghèo không sinh sống tại các huyện nghèo chỉ cần đóng 30% chi phí còn 70% còn lại do ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Mức lương cơ bản hiện nay được áp dụng tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 1.490.000 đồng. Do đó, hiện nay mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cận nghèo cho 01 năm là: 30% x 4,5% x 1.490.000 x 12 = 241.380 đồng.
Ngoài ra, tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội đã bổ sung thêm một số đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Theo đó, có 03 nhóm đối tượng được bổ sung thêm đó là:
– Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Không thuộc trường hợp không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
Đang sống tại địa bàn các xã, thôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
– Trẻ em dưới 03 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn và không thuộc các trường hợp:
Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng do bị bỏ rơi mà chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ hoặc cả cha, mẹ đều bị tuyên bố mất tịch…
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng.
– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng (tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp xã hội hàng tháng).
Gia hạn bảo hiểm y tế hộ nghèo
Trước đây thẻ bảo hiểm y tế thường có thời hạn 1 năm và mỗi năm người sử dụng sẽ phải đổi thẻ bảo hiểm y tế một lần. Điều này mất rất nhiều thời gian công sức và nhiều trường hợp vì không đổi kịp thẻ bảo hiểm y tế gây mất quyền lợi của người lao động. Nhưng hiện nay để giảm tải những thủ tục này thì thẻ bảo hiểm y tế đã được kéo dài kỳ hạn thành 5 năm. Điều này cũng được áp dụng đối với thẻ dành cho hộ cận nghèo. Vậy gia hạn bảo hiểm y tế hộ nghèo như thế nào?
Hiện nay việc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế được áp dụng đối với người tham gia BHYT tự nguyện theo diện hộ gia đình. Nếu như trước đây để gia hạn bảo hiểm y tế người tham gia sẽ đến trực tiếp các điểm, đại lý thu BHYT hoặc cơ quan BHXH để làm thủ tục và nộp lệ phí thì bây giờ người tham gia có thể thực hiện thủ tục gia hạn BHYT qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Các bước gia hạn BHYT online được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia
Trên thanh công cụ tìm kiếm người gia hạn thực hiện truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia theo đường dẫn https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Người gia hạn sử dụng tài khoản cá nhân cấp bởi cổng DVC quốc gia để đăng nhập. Trong trường hợp người dùng chưa có tài khoản có thể thực hiện việc đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Sau khi đăng nhập thành công người gia hạn có thể thực hiện tiếp bước 2.
Bước 2: Chọn thanh toán trực tuyến BHYT theo hộ gia đình
Người gia hạn lựa chọn dịch vụ cho phép cá nhân gia hạn trực tuyến thẻ BHYT theo hộ gia đình:
(1) Không được giảm trừ mức đóng gia hạn BHYT
(2) Có được giảm trừ mức đóng gia hạn BHYT
Bước 4: Tra cứu gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình
Ở bước này người thực hiện cần lưu ý, mã thẻ BHYT phải là mã thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, có 2 ký tự đầu là “GD”. Trường hợp bạn nhập mã thẻ BHYT không phải là thẻ BHYT hộ gia đình thì hệ thống sẽ cảnh báo lỗi “thẻ BHYT của bạn không thuộc trường hợp gia hạn BHYT theo hộ gia đình”
Trường hợp bạn nhập đúng mã thẻ BHYT, màn hình sẽ hiển thị thông tin tra cứu theo mã thẻ BHYT đã nhập.
Hệ thống sẽ căn cứ theo số tháng gia hạn mà bạn lựa chọn để tính toán mức lệ phí mà bạn cần nộp tại mục Số tiền nộp BHYT. Đồng thời người gia hạn cũng sẽ biết được cơ quan cấp thẻ BHYT của mình.
Bạn chọn thông tin tài khoản thụ hưởng của cơ quan BHXH, sau đó nhấn “Thanh toán” để hoàn tất.
Bước 5: Thanh toán gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình
Bước 6: Thanh toán gia hạn BHYT qua ứng dụng internet Banking
Đăng nhập tài khoản Ngân hàng của bạn để thực hiện việc thanh toán.
Bước 7: Xác nhận và hoàn tất gia hạn BHYT
Hệ thống sẽ hiển thị lại thông tin thanh toán một lần nữa để bạn xác nhận. Nếu các thông tin đã chính xác, bạn click vào nút “Xác nhận”.
Bước 8: Xác nhận việc thanh toán bằng cách nhập mã OTP do Ngân hàng gửi đến điện thoại của bạn.
Bước 9: Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ điều hướng quay trở lại giao diện của Cổng DVC Quốc gia với thông báo “Thanh toán thành công”.
Như vậy là bạn đã hoàn thành việc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hỗ gia đình. Chủ sở hữu thẻ BHYT sẽ nhận được tin nhắn của BHXH Việt Nam thông báo về thời hạn mới của thẻ BHYT.
Mời bạn xem thêm
- Mất thẻ bảo hiểm y tế có được hưởng bảo hiểm không?
- Mất thẻ bảo hiểm y tế làm lại ở đâu?
- Mức hưởng của bảo hiểm hộ nghèo trái tuyến là bao nhiêu?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Gia hạn bảo hiểm y tế hộ nghèo”. Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến hợp thửa đất Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay việc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế được áp dụng đối với người tham gia BHYT tự nguyện theo diện hộ gia đình. Nếu như trước đây để gia hạn bảo hiểm y tế người tham gia sẽ đến trực tiếp các điểm, đại lý thu BHYT hoặc cơ quan BHXH để làm thủ tục và nộp lệ phí thì bây giờ người tham gia có thể thực hiện thủ tục gia hạn BHYT qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau: Đối với đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 3, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, đối với trường hợp cá nhân thuộc đối tượng hộ cận nghèo sinh sống tại huyện nghèo theo quy định thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (sửa đỏi bởi điểm d khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP) thì khi đi khám bệnh, chữa bệnh, người thuộc diện hộ cận nghèo được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng là 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.