Ép tham gia công đoàn phạt như thế nào? Xứ lý như thế nào khi ép NLĐ tham gia công đoàn? Ép tham gia công đoàn phạt bao nhiêu? Khi tham gia công đoàn người lao động được hưởng rất nhiều các quyền lợi, nhưng việc tham gia công đoàn là sự tự nguyện của mỗi người lao động. Vậy khi công ty ép tham gia công đoàn phạt như thế nào? Chắc hẳn đâu là thắc mắc của rất nhiều người lao động. Sau đây là tư vấn của Luật sư 247.
Căn cứ pháp lý
- Luật công đoàn 2012;
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP;
- Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020.
Nội dung tư vấn
Tổng quát chung về công đoàn
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động. Được thành lập trên cơ sở tự nguyện.
Là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động); cùng với cơ quan nhà nước; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp; chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
– Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Các quyền lợi khi tham gia công đoàn
– Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
– Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
– Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
-Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
-Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
– Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
-. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Đối tượng và điều kiện được tham gia công đoàn
Căn cứ Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định đối tượng; Điều kiện tham gia công đoàn như sau:
Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
– Cán bộ; công chức; viên chức; người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan của tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã; phường; thị trấn bao gồm những người hưởng lương; định suất lương; phụ cấp; đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã.
– Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài; tổ chức quốc tế; tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
– Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức; nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.
– Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhưng đối tượng này không tham gia công đoàn, nhưng NSDLĐ Ép tham gia công đoàn phạt có bị phạt không? Chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều NLĐ.
Ngoài ra, pháp luật quy định những đối tượng sau không được tham gia công đoàn, gồm:
– Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
– Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
– Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
– Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
– Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;
Ép tham gia công đoàn phạt như thế nào?
Một trong những nguyên tắc quan trong trong việc hoạt động của công đoàn đó là “được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” nên việc người lao động thâm gian tổ chức công đoàn là sự tự nguyện. Nếu có hành vi Ép tham gia công đoàn phạt như thế nào? Cụ thể sau đây:
Căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 35 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; xử lý như sau.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:
a) Có quy định hạn chế quyền của người lao động tham gia làm cán bộ công đoàn;
b) Chi phối, cản trở việc bầu, lựa chọn cán bộ công đoàn;
c) Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn.
Như vậy, với hành vi ép buộc người lao động tham gia vào công đoàn thì bị phạt tiền 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Trên đây là giải đáp về thắc mắc “Ép tham gia công đoàn phạt như thế nào?”. Nếu có thắc thắc liên quan đến vấn đề công đoàn bạn có thể liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
- Tổ chức đại diện người lao động theo quy định của Bộ luật lao động
- Các khoản phụ cấp của người lao động có bị tính đóng bảo hiểm không?
- Người lao động nước ngoài có được tham gia công đoàn?
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định phí công đoàn đối với là công chức, mức đóng như sau:
Mức đóng hàng tháng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.
Căn cứ Điều 5 Luật công đoàn 2012 quy định các hành vi cấn như sau:
Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.
Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Căn cứ Điều 35 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn. Ngoài ra, buộc trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn.