Hành vi ép nhà thầu trả hoa hồng là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh theo các chế tài được quy định. Liên quan tới vấn đề này, các quy phạm pháp luật đã được ra đời để điều chỉnh cụ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các quy định này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Ép nhà thầu trả hoa hồng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Tóm tắt vụ việc:
Lê Văn Sinh (cựu kế toán trưởng Công ty Cổ phần Sông Đà 6) bị phạt 5 năm tù với cáo buộc ép nhà thầu trích lại 30-40% giá trị được thanh toán.
Sáng 25/10, bị cáo Sinh, 41 tuổi; bị TAND Hà Nội tuyên phạt mức án trên về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 1, Điều 51, Bộ luật Hình sự.
Cùng tội danh, hai thuộc cấp của Sinh là Phạm Thị Thuý Hà, 42 tuổi; và Nguyễn Văn Quang, 29 tuổi, mỗi người 30 tháng tù.
Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện; kế toán trưởng Sinh yêu cầu ông Sơn nộp lại từ 30% đến 40% giá trị được tạm ứng từng đợt theo hợp đồng thì sẽ được thanh toán nhanh. Nếu không, Sinh gây khó khăn trong quá trình nghiệm thu và việc thanh toán sẽ bị chậm. Ông Sơn đồng ý.
Vậy hành vi ép nhà thầu trả hoa hồng này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật số 71/2014/QH13
Luật số 32/2013/QH13 (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013)
Quy định của pháp luật về tiền hoa hồng
Tiền hoa hồng là gì?
Hoa hồng là số tiền thù lao mà người uỷ thác trả cho người trung gian (làm đại lí hay môi giới) về những dịch vụ đã làm tuỳ thuộc tính chất và khối lượng công việc.
Thuật ngữ “hoa hồng” hay “tiền hoa hồng” được sử dụng rất nhiều trong đời sống dân sự, khi một chủ thể thực hiện hoạt động trung gian giữa bên mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và một bên có nhu cầu với hàng hóa, dịch vụ đó. Thuật ngữ này xuất hiện trong nhiều văn bản pháp luật Việt Nam về kinh tế, thương mại. Tiêu biểu là xuất hiện trong Luật thương mại 1997 và hiện tại là trong Luật thương mại năm 2005. Tuy nhiên, chưa có khái niệm tường minh “tiền hoa hồng “ là gì.
Quy định về tiền hoa hồng
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động trung gian thương mại; mà pháp luật có quy định khác nhau về tỉ lệ tiền hoa hồng. Với những lĩnh vực đặc thù đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan Nhà nước; thì pháp luật có quy định cụ thể tỉ lệ hoa hồng như bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán, xổ số,..
Khoản 4, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 quy định: Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9
“…m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra…”
Như vậy chi phí hoa hồng môi giới hiện nay không bị khống chế về định mức.
Hành vi ép nhà thầu trả hoa hồng bị khép vào tội gì?
Có thể thấy pháp luật không đặt ra một mức tỷ lệ cụ thể để quy định cho việc trả tiền hoa hồng mà sẽ căn cứ và phụ thuộc vào các thỏa thuận giữa các bên.
Tuy nhiên như đã nói việc xác định mức hoa hồng phải được thỏa thuận công bằng và đảm bảo ý chí mong muốn của các bên.
Trong trường hợp này việc ép buộc phải trả tiền hoa hồng như vậy đã không tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đối tượng vi phạm trong vụ việc này đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để gây áp lức buộc đối tác phải trả tiền hoa hồng theo yêu cầu để đạt mục đích vụ lợi cá nhân.
Ngoài ra theo điều 356, Bộ luật hình sự 2015 về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn thì người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ theo quy định của điều luật thì sẽ bị xử lý hình sự.
Như vậy, trong trường trên, đối tượng thực hiện hành vi ép nhà thầu trả hoa hồng sẽ có thể bị khép vào tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.
Cấu thành tội phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ
Các yếu tố cấu thành tội phạm được xác định như sau:
Khách thể của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội; đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Mặt khách quan của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trong thực tế làm trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm; và có điều kiện để làm hoặc làm nhưng không đầy đủ; hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ.
Quy định về công vụ có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành; hoặc địa phương. Hành vi làm trái của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước; của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Như vậy; hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng.
Chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản; nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình; hoặc cho người khác mà mình quan tâm.
Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân; hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất.
Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.
Chủ thể của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn.
Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm:
Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn; theo quy định của điều 352 BLHS.
Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn; thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác.
Dấu hiệu về chủ thể đặc biệt chỉ yêu cầu người phạm tội; trong trường hợp đồng phạm thì những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần dấu hiệu trên đây.
Hành vi ép nhà thầu trả tiền hoa hồng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Điều 356, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ sẽ bị truy cứu theo các khung hình phạt sau
Khung 1 hành vi ép nhà thầu trả tiền hoa hồng
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ; quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Khung 2 hành vi ép nhà thầu trả tiền hoa hồng
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung 3 hành vi ép nhà thầu trả tiền hoa hồng
Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung hành vi ép nhà thầu trả tiền hoa hồng
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, hình phạt cao nhất cho tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ sẽ là có thể bị phạt tù từ 10-15 năm; bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; và bị phạt tiền đến 100 triệu đồng.
Thực hiện hành vi ép nhà thầu trả hoa hồng theo nhóm thì bị xử lý thế nào?
Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm trong hành vi vi phạm; với nhiều đối tượng có liên quan tới vụ việc này.
Đồng phạm là gì?
Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Đồng phạm với tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Nếu được xác định là hành vi vi phạm này có yếu tố đồng phạm thì các đối tượng có liên quan sẽ bị xử lý như sau:
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để in SGK giả bị xử lý như thế nào?
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Có khác gì với lừa đảo?
Công chức được cử đi đào tạo sau đại học phải đáp ứng điều kiện nào?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Ép nhà thầu trả hoa hồng bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?“ . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi hành vi phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.