Đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em là số bao nhiêu?

22/08/2022
560
Views

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Thanh. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em là số nào? Các biện pháp chăm sóc bảo vệ trẻ em phụ nữ để phòng ngừa giảm tác hại của rượu bia? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư 247:

Căn cứ pháp luật

Bộ luật Dân sự năm 2015

Đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em

Chiều ngày 15/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc Việt Nam (UNFPA) tổ chức Lễ công bố Đường dây nóng 18001768 miễn phí hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực và bàn giao bộ đồ dùng thiết yếu cho nữ nông dân có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh dịch Covid-19 theo hình thức trực tuyến.

Đường dây nóng 18001768 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thiết lập với hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA trong khuôn khổ dự án “Giảm nhẹ tác động của Covid-19 đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương – Đảm bảo tiến độ quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Theo Chủ tịch Lương Quốc Đoàn: Trong bối cảnh đại dịch Covid -19 đang gây ảnh hưởng nặng nề tới hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, gây ảnh hưởng đáng kể tới nhóm dân số dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, áp lực xã hội và cuộc sống gia đình do hệ quả của đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều người dân mất việc làm, bất ổn trong cuộc sống, điều này khiến phụ nữ càng dễ bị tổn thương trước vấn đề bạo lực gia đình. Với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Chính phủ Nhật Bản, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai thí điểm Đường dây nóng 18001768 về tư vấn, hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình. Chúng tôi hi vọng và tin tưởng rằng, việc ra đời của đường dây nóng 18001768 sẽ góp phần giải quyết và làm giảm tình trạng bạo lực gia đình ở khu vực nông thôn. Với sự phối hợp liên ngành, đa tổ chức, sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Đại sứ quán Nhật Bản, Hội Nông dân Việt Nam sẽ vận hành Đường dây tư vấn 18001768 hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ, bảo vệ sự an toàn của phụ nữ, trẻ em cũng như nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới của nam giới ở khu vực nông thôn. Đây là một trong những hành động thiết thực, hữu hiệu để Hội Nông dân Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân, đặc biệt nữ hội viên”.

Các biện pháp chăm sóc bảo vệ trẻ em phụ nữ để phòng ngừa giảm tác hại của rượu bia

Điều 25 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020) quy định Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia bao gồm:

a) Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em; cho người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình;

b) Can thiệp, hỗ trợ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để không bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;

c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia 2019.

Đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em
Đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em

 Các quyền của trẻ em

Trong Luật Trẻ em năm 2016 quy định các quyền của trẻ em, nhằm đảm bảo trẻ em được phát triển tốt nhất, cụ thể: Quyền sống (Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển); Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật); Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền vui chơi, giải trí; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền về tài sản; Quyền bí mật đời sống riêng tư; Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt;Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy;Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; Quyền được đảm bảo an sinh xã hội; Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; Quyền của trẻ em khuyết tật; Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em là gì“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, dịch vụ thám tử tận tâm, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

Các cấp Hội phụ nữ đã làm gì để xây dựng một môi trường”An toàn cho phụ nữ và trẻ em”

“An toàn cho phụ nữ và trẻ em” rất cần sự chung tay, sẻ chia của toàn xã hội. Đối với Hội LHPN tỉnh, chúng tôi tập trungmột số vấn đề để chỉ đạo xuyên suốt từ đầu nhiệm kỳ đến nay như: phòng, chống bạo lực gia đình,xâm hại phụ nữ, trẻ em; an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thuận lợi hơn nữa, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 938″Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027”. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, Đề án 938bước đầu có kết quả thiết thực. Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Năm 2018 đãtổ chức 90 cuộc tuyên truyền, truyền thông giao lưu sân khấu hóa, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, tập huấn, hội thi, hội nghị về các luật liên quan đến phụ nữ,trẻ em cho 19.500 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ. Hội LHPN tỉnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người – 30/7” tại huyện Cao Phong; biên soạn,cung cấp tài liệu tập huấn truyền thông về phòng, chống mua bán người cho Hội LHPN các huyện, thành phố, đơn vị; tổ chức hội thảo kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, qua đó chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp sạch; phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức “Phiên chợ truyền thông – Câu chuyện khởi nghiệp” với 20 gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm sạch…

Chủ đề “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” sẽ được triển khai với những nhiệm vụ trọng tâm và điểm nhấn như thế nào?

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến phụ nữ và cộng đồng về các vấn đề đặt ra hiện nay ảnh hưởng đến sự an toàn của phụ nữ,trẻ em. Tổ chức các sự kiện truyền thông, hội nghị, hội thảo, diễn đàn với chủ đề năm 2019, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của Hội. Rà soát, xây dựng, kiện toàn các mô hình phù hợp với từng địa phương, đơn vị với mục tiêu mỗi cơ sở Hội có ít nhất 1 mô hình hiệu quả về “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Phối hợp với Sở GD&ĐTxây dựng mô hình điểm về “Cung cấp thực phẩm an toàn cho các trường mầm non”. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện,đề xuất chính sách trong việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em, lên án các hành vi vi phạm quy định về ATTP. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án 938 với chủ đề “Giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và phát triển trẻ”; Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” gắn với sản xuất, kinh doanh an toàn. Tăng cường phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quantriển khai các hoạt động đảm bảo an toàn cho phụ nữ,trẻ em ở từng đối tượng, từng lĩnh vực.

Những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em 

Bạo lực gia đình (BLGĐ), xâm hại trẻ em ở Việt Nam không phải là vấn đề mới, song đang là vấn đề “nóng” và có chiều hướng gia tăng. Đây là một vấn đề xã hội bức xúc, một tệ nạn xã hội (TNXH) cần phải lên án. Tại Hòa Bình, theo thống kê từ năm 2008 đến hết 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh xảy ra trên 2.000 vụ BLGĐ (chủ yếu là bạo lực tinh thần và thân thể). Trong đó, các đơn vị Công an tỉnh đã tiếp nhận, điều tra, giải quyết 156 vụ án liên quan đến BLGĐ. Người bị bạo lực chủ yếu là phụ nữ và trẻ em thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, tuy nhiên, thường tập trung vào độ tuổi dưới 16 và từ 16 – 59 tuổi. Tính riêng từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 25 vụ, 29 đối tượng xâm hại tình dục trẻ em. Trong đó, hiếp dâm người dưới 16 tuổi: 19 vụ, 23 đối tượng; giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: 3 vụ, 3 đối tượng; dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: 3 vụ, 3 đối tượng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.