Được tại ngoại rồi có phải chịu hình phạt là phạt tiền không?

10/07/2022
Được tại ngoại rồi có phải chịu hình phạt là phạt tiền không?
528
Views

Chào Luật sư 247. Tôi có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp: Tôi có người bạn tham gia đánh bài ăn tiền và bị tạm giam về tội cờ bạc, sau đó được tại ngoại. Vậy cho tôi hỏi bạn tôi đã nộp tiền rồi thì khi ra tòa có phải chịu hình phạt là phạt tiền không? Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc Được tại ngoại rồi có phải chịu hình phạt là phạt tiền không? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Tại ngoại là gì?

Thông thường, một người một người có quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giáo bị can để thực hiện các công tác điều tra, tránh trường hợp người này bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tiếp tục hành vi phạm tội hay xóa dấu vết phạm tội… Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân người phạm tội mà cơ quan chức năng có thể xem xét để không phải tạm giam người này đây chính là được cho tại ngoại.

Như vậy, tại ngoại là là hình thức áp dụng đối với đối tượng đang có quyết định điều tra của cơ quan Điều tra nhưng không bị tạm giam.

Về mặt pháp lý, việc bị can, bị cáo được tại ngoại thông quan thủ tục bảo lĩnh được quy định tại Điều 121 Bộ Luật bố tụng hình sự năm 2015, còn hay được gọi là bảo lãnh tại ngoại.

Trong quá trình điều tra mà được tại ngoại không có nghĩa là bị can, bị cáo không còn có tội nữa và vẫn phải đến Tòa án và Cơ quan điều tra khi có lệnh triệu tập để phối hợp giải quyết vụ án, sau đó, khi có bản án quyết định của Tòa nếu người đó bị tuyên có tội thì vẫn phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để được tại ngoại.

Để được tại ngoại thì bị can, bị can bị cáo cần có người thực hiện bảo lĩnh, điều kiện để được bảo lĩnh tại ngoại được quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

– Về người đứng ra nhận bảo lĩnh:

+ Đối với bên nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức:

Cơ quan, tổ chức muốn thực hiện bảo lĩnh đối với người là thành viên của cơ quan, tổ chức mình thì phải có giấy xác nhận bảo lĩnh của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và đồng thời có giấy cam đoan không để người này bỏ trốn, hay phạm tội mới trong thời gian được tại ngoại.

Được tại ngoại rồi có phải chịu hình phạt là phạt tiền không?
Được tại ngoại rồi có phải chịu hình phạt là phạt tiền không?

+ Đối với bên nhận bảo lĩnh là cá nhân: cá nhân có thể thực hiện bảo lĩnh tại ngoại cho người thân thích của mình, và trong trường hợp này yêu cầu phải có ít nhất 02 người bảo lĩnh, về điều kiện cụ thể như sau:

  • Là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Nhân thân tốt, trước đây chưa từng phạm tội bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
  • Có công việc, thu nhập ổn định.
  • Có điều kiện để quản lý người được bảo lĩnh, có chỗ ở ổn định, nơi cư trú rõ ràng…

Cá nhân nhận bảo lĩnh cho người thân của mình cần phải làm giấy cam đoan với cơ quan điều tra và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó đang cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi đang học tập, làm việc.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhận bảo lĩnh phải cam đoan bị can, bị cáo trong thời gian tại ngoại vẫn phải có nghĩa vụ sau:

+ Không được bỏ trốn khỏi nơi cư trú và không tiếp tục phạm tội.

+ Phải phối hợp, hợp tác điều tra với cơ quan có thẩm quyền, có mặt theo giấy triệu tập trừ trường hợp có lý do chính đáng (trở ngại khách quan, lý do bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh…)

+ Cam đoan không để bị can, bị cáo mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

+ Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án.

+ Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích họ.

– Về người được bảo lĩnh.

Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể về điều kiện của người được bảo lĩnh mà chỉ quy định là Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo. Chẳng hạn như với những tội ít nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng ổn định, có dấu hiệu tích cực trong việc phối hợp điều tra phá án thì được quyền bảo lãnh tại ngoại.

Như vậy một người để được bảo lãnh thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét về tính chất, hành vi phạm tội, nhân thân của người đó và đồng thời cần phải có ít nhất 2 người thân thích đủ điều kiện đứng ra bảo lãnh cho họ.

Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh mà để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy từng mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền theo quy định.

Được tại ngoại rồi có phải chịu hình phạt là phạt tiền không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo lĩnh như sau:

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

Và căn cứ Điều 321 Bộ luật này được sửa đổi bởi Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội đánh bạc quy định như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, tại ngoại chỉ là hình thức áp dụng đối với đối tượng đang có quyết định điều tra của cơ quan Điều tra nhưng không bị tạm giam. Bạn của bạn vẫn có thể phải bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Được tại ngoại rồi có phải chịu hình phạt là phạt tiền không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tại ngoại khi được bảo lĩnh là bao lâu?

Theo Khoản 4 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn tại ngoại khi được bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này.
Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Điều kiện bảo lãnh tại ngoại cho bị can là gì?

– Đủ 18 tuổi trở lên;
– Có nhân thân tốt;
– Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
– Có thu nhập ổn định;
– Có điều kiện quản lý người được bảo lãnh;
– Là người thân thích của bị can, bị cáo;
– Phải có ít nhất 02 người nhận bảo lĩnh;

Trường hợp nào được tại ngoại?

Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, một người có thể được tại ngoại khi:
– Tội phạm gây ra không phải tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng;
– Nếu là tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng thì phải:
Không vi phạm biện pháp ngăn chặn khác: Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh,…
Có nơi cư trú rõ ràng hoặc xác định được lý lịch của bị can rõ ràng;
Không phải bị bắt theo quyết định truy nã;
Không có dấu hiệu bỏ trốn;
Không có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối; cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án; tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại; người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.