Đe dọa nhưng chưa thực hiện việc giết người thì có bị đi tù hay không?

09/07/2022
Đe dọa nhưng chưa thực hiện việc giết người thì có bị đi tù hay không?
362
Views

Xin chào Luật sư. Tôi xin được hỏi vấn đề của tôi như sau: Bạn tôi vừa chia tay người yêu, vài ngày sau đó bạn tôi liên tục bị tấn công, khủng bố bởi những tin nhắn dọa giết của người yêu cũ. Bạn tôi hiện đang rất sợ hãi, luôn trong tình trạng lo lắng. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi việc đe dọa nhưng chưa thực hiện việc giết người thì có bị đi tù hay không? Cảm ơn Luật sư. Rất mong được hồi đáp.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Đe dọa giết người là gì?

Con người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Nhà nước bảo đảm bằng các biện pháp sức mạnh của mình. Đây là những quyền cơ bản của công dân Việt Nam. Vì vậy, người xâm phạm tới quyền này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người.

Đe dọa giết người là hành vi người phạm tội sử dụng những hành vi hoặc lời nói, hành động để thể hiện cho đối phương biết là sẽ thực hiện hành vi giết người đối với người đó. Hành vi này khiến cho đối phương tin rằng mình sẽ bị giết vào thời gian đó, nếu không thực hiện theo mong muốn của người đe dọa. Đe dọa giết người là một trong những tội danh xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và danh dự của người khác được pháp luật bảo vệ.

Các yếu tố nào cấu thành tội đe dọa giết người?

Thứ nhất, mặt chủ quan của tội phạm

Hành vi đe dọa giết người có thể xuất phát từ hành động cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Việc thực hiện hành vi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều hành vi được thực hiện xuất phát từ ý chỉ của người thực hiện hành vi hoặc được người khác thuê.

Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm được xác định là những hành vi đe dọa đến tính mạng của cá nhân. Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả.

Hành vi này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như lời nói, hành động, cách nhìn, cử chỉ nhưng với mục đích giết người mà là đe dọa sẽ giết người ví dụ như hành động cầm dao kè cổ, lấy súng đã lên đạn, nhắn tin hoặc gọi điện, hoặc nói trực tiếp với người này…Hành vi đe dọa giết người chính là hành vi khiến cho đối phương thực sự tin tưởng rằng sẽ bị giết, không đơn thuần chỉ là câu nói thông thường mang tính giải trí, bông đùa. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng của tội danh này.

Hậu quả của hành vi này chính là tạo ra niềm tin là người bị đe dọa sẽ chết, nhiều trường hợp hậu quả xảy ra ngoài kiểm soát của người đe dọa. Ví dụ như người bị đe dọa cảm thấy sợ hãi mà uống thuốc tự tử, hoặc có hành vi ngược lại là giết người đang đe dọa chính mình…

Thứ ba, mặt khách thể của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ nhưng bị các đối tượng xâm phạm.

Hành vi đe dọa xâm phạm đến những quan hệ được pháp luật bảo vệ cụ thể trong hành vi này chính là tính mạng, sức khỏe của công dân. Nhiều người vì quá lo sợ mà có những hành vi dại dột như tự tử, nhảy lầu, treo cổ…một số khác thì mất ăn, mất ngủ, không thể ăn uống bình thường, không dám đi làm hoặc ra ngoài, chỉ dám ở trong nhà và trốn chui nhủi. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng và kinh tế.

Thứ tư, mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể thực hiện hành vi là những đối tượng có đầy đủ nhận thức, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và làm chủ được hành vi của mình gây ra. Theo quy định của pháp luật thì người thực hiện hành vi chính là người 16 tuổi trở lên, nếu dưới 16 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.

Đe dọa nhưng chưa thực hiện việc giết người thì có bị đi tù hay không?

Căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội đe dọa giết người như sau:

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Như vậy, mặc dù thực tế chưa thực hiện giết người nhưng đe dọa thì vẫn có thể bị đi tù, mức cao nhất lên đến 07 năm tù.

Đe dọa nhưng chưa thực hiện việc giết người thì có bị đi tù hay không?
Đe dọa nhưng chưa thực hiện việc giết người thì có bị đi tù hay không?

Đe dọa nhưng chưa thực hiện việc giết người thuộc loại tội phạm nào?

Căn cứ Điều 9 BLHS có quy định về phân loại tội phạm như sau:

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, căn cứ theo phân loại tội phạm nêu trên thì tội đe dọa giết người là loại tội phạm rất nghiêm trọng vì theo Điều 133 có mức phạt tù cao nhất là 07 năm (không phải tội phạm ít nghiêm trọng).

Việc thuê người khác giết người phải chịu mức án như thế nào?

Căn cứ Điểm m Khoản 1 Điều 123 BLHS quy định về Tội giết người như sau:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê.

Như vậy, hành vi thuê giết người hoặc giết người thuê mức án cao nhất có thể áp dụng là tử hình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đe dọa nhưng chưa thực hiện việc giết người thì có bị đi tù hay không?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: thủ tục sang tên nhà đất, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Nhắn tin đe dọa đánh người khác có bị xử lý hình sự không?

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự quy định phạt cải tạo hoặc phạt tù với người có hành vi đe dọa giết người và có căn cứ làm cho “người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Do vậy, dù nhắn tin hay đe dọa bằng lời nói trực tiếp nếu có đủ căn cứ chứng minh có thể bị xử lý hình sự.

Thế nào là giết người vì động cơ đê hèn?

Động cơ đê hèn được hiểu là người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ rất xấu xa, thấp hèn, đáng khinh bỉ, không kể gì đến danh dự, nhân phẩm, tư cách của một con người. Thực tế hiện nay chưa có một văn bản quy định thế nào là phạm tội có tính chất đê hèn mà dựa thực tiễn xét xử.
Để xác định hành vi phạm tội có bị áp dụng tình tiết tăng nặng là “động cơ đê hèn” hay không thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào tổng hợp nhiều yếu tố trên thực tế.

Phân biệt Tội đe dọa giết người với Tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội?

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.
Nếu như đe dọa giết người chỉ nhằm mục đích dọa khiến người bị hại lo sợ chứ không có ý định giết người thì tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị lại nhằm mục đích cuối cùng là giết người. Sự khác biệt của 02 tội này là ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.