Được nghỉ việc bao nhiêu ngày khi người lao động nước ngoài mắc bệnh lao?

11/08/2022
358
Views

Xin chào luật sư. Bạn tôi là người nước ngoài hiện đang làm việc tại Việt Nam đã được 5 năm. Bạn tôi có tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty. Hiện tại anh ấy đang bị mắc bệnh lao và đang trong giai đoạn điều trị. Vậy xin hỏi người lao động nước ngoài mắc bệnh lao thì được nghỉ việc bao nhiêu ngày? Sau khi khỏi bệnh thì có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe hay không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều do nhu cầu lao động cũng như chi phí, đời sống tại Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc liệu người nước ngoài có được hưởng các chế độ về lao động như người Việt Nam không? Khi người nước ngoài bị bệnh, có được nghỉ làm việc? Chế độ trong những ngày nghỉ như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Được nghỉ việc bao nhiêu ngày khi người lao động nước ngoài mắc bệnh lao?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Theo Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 thì người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam. Do đó lao động nước ngoài là người mang quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch sang Việt Nam để làm việc. Trong đó để được làm việc tại Việt Nm, người lao động nước ngoài cần đáp ứng điều kiện theo Điều 151 Bộ luật lao động. Cụ thể:

“1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.

2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

Chế độ ốm đau của người lao động

Được nghỉ việc bao nhiêu ngày khi người lao động nước ngoài mắc bệnh lao?
Được nghỉ việc bao nhiêu ngày khi người lao động nước ngoài mắc bệnh lao?

Chế độ ốm đau được hiểu như là một trong những chính sách an sinh xã hội của nhà nước nhằm đảm bảo, bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ phải nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ người lao động một phần kinh phí để họ có thể điều trị tốt và sớm quay lại làm việc.

Đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Người lao động để được hưởng chế độ này cần thuộc các đối tượng nằm trong chính sách được hưởng chế độ ốm đau do nhà nước quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể:

  • Người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn, theo thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức;
  • Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Người lao động là sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
  • Người lao động là quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm dưới 7 tuổi có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;
  • Lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Lưu ý: Trợ cấp ốm đau không giải quyết cho người ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau

Thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó:

“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

Lao động người nước ngoài mắc bệnh lao được nghỉ việc bao nhiêu ngày?

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một trong các đối tượng được quản lý theo pháp luật lao động của Việt Nam. Lao động nước ngoài đóng bảo hiểm cũng được hưởng các chế độ tương ứng giống với người lao động Việt Nam, trong đó có chế độ ốm đau.

Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau:

“2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định bệnh cần chữa trị dài ngày, thì tại số thứ tự 3 của danh mục quy định:

3.Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứngA15 đến A19

Như vậy, lao động nước ngoài đang mắc bệnh lao trong giai đoạn điều trị thì là thuộc một trong những bệnh cần chữa trị dài ngày. Do đó số ngày mà người này được nghỉ là tối đa 180 ngày tính luôn cả những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Lao động người nước ngoài có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe?

Tại Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:

1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Do đó, theo quy định trên thì người lao động nước ngoài vẫn sẽ được hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau giống như người lao động Việt Nam. Trường hợp là bị mắc bệnh lao thì số ngày được nghỉ dưỡng sức, phục hồi không quá 10 ngày.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Được nghỉ việc bao nhiêu ngày khi người lao động nước ngoài mắc bệnh lao?”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân;.. và muốn được tư vấn các vấn đè pháp lý khác mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau ốm đau là bao nhiêu?

Theo Khoản 3 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội quy định:
“Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”
Do đó cứ mỗi ngày nghỉ dưỡng sức sẽ được tính bằng 30% mức ngày lương cơ sở và bằng tháng lương cơ sở chia cho 24. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Lao động nước ngoài có được nghỉ lễ quốc gia họ không?

Theo bộ luật lao động 2019 quy định:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Lao động người nước ngoài không có giấy phép lao động có bị trục xuất?

Tại Điều 31 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lao động bảo hiểm:
“Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật mà làm việc tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng hoặc bị trục xuất theo quy định”
Theo Bộ luật lao động 2019 thì:
“Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.”
Do đó tùy mức độ mà người lao động không có giấy phép lao động có thể bị trục xuất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.