Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động cản trở giao thông xử lý thế nào?

17/12/2021
Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động cản trở giao thông xử lý thế nào?
837
Views

Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động cản trở giao thông xử lý thế nào? Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Chào Luật sư, tôi là người đẩy xe bán hàng rong ngoài đường. Đây là công việc chính của tôi hàng ngày để kiếm sống. Gần đây, tôi có nghe nói việc dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động gây cản trở giao thông sẽ bị xử lý. Vậy hành vi này bị xử lý như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư X xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lí

Luật Giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Quầy hàng lưu động là gì?

Hiện nay có khá nhiều loại hình kinh doanh với mô hình nhỏ được quan tâm. Đặc biệt là các loại hình có vốn ít và khả năng sinh lời cao. Một trong những loại hình đó là bán hàng lưu động. Tức là hình thức bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ,… tiện lợi cho cả kẻ bán người mua.

Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động cản trở giao thông xử lý thế nào?

Hành vi “Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông” vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Khi đó, người điều khiển xe có thể bị phạt tiền. Mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Các hành vi khác có cùng mức phạt tương tự

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng áp dụng đối với người điều khiển xe khi:

  • Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định.
  • Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước.
  • Lái xe vượt bên phải trong các trường hợp không được phép.
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.
  • Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.

Khi có một trong các hành vi nêu trên, người điều khiển xe có thể bị phạt với mức tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng tùy vào hành vi cụ thể.

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường có thể bị phạt tiền. Mức phạt đối với hành vi này là từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Chủ thể bị phạt tiền là người điều khiển xe.

Bên cạnh hình phạt chính, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Đó là biện pháp tịch thu phương tiện.

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Nếu người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt tiền. Mức phạt đối với hành vi này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm phổ biến khác có mức phạt tương tự bao gồm:

  • Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
  • Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
  • Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên.

Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?

Những chủ thể khi nộp phạt vi phạm hành chính có thể chọn một trong các cách sau đây:

Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.

Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.

Các bước nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến

Sau khi đủ căn cứ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan Công an sẽ đưa thông tin Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đưa lên Cổng dịch vụ công Quốc gia bao gồm: Số Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tên cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thông tin của người vi phạm (họ và tên, số giấy phép lái xe, số điện thoại do người vi phạm cung cấp, số tiền nộp phạt); Kho bạc (ngân hàng) thu tiền xử phạt; hành vi vi phạm. Các thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được Cổng dịch vụ công Quốc gia chuyển đến người vi phạm qua tin nhắn điện thoại (do người vi phạm cung cấp khi lập biên bản vi phạm).

Tiếp theo người vi phạm thực hiện các bước:

  • Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công Quốc gia theo địa chỉ: dichvucong.gov.vn
  • Bước 2: Tra cứu theo số Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (theo tin nhắn do Cổng dịch vụ công Quốc gia đã gửi vào số điện thoại của người vi phạm)
  • Bước 3: Nhập số quyết định và mã bảo mật theo hướng dẫn hiển thị trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
  • Bước 4: Chọn hình thức nhận lại giấy tờ

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về bài viết Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động cản trở giao thông xử lý thế nào? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chủ phương tiện bị xử phạt gồm những đối tượng nào?

– Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe.
– Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.
– Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi trên có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Người bị xử phạt sẽ là người điều khiển xe.

Người đi bộ đi vào đường cao tốc thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Bên cạnh đó, hành vi không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn có thể bị phạt từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.