Xin chào luật sư. Hiện nay tôi thấy rất nhiều một Facebook lấy ảnh đại diện là logo cơ quan nhà nước với hàng chục nghìn người theo dõi, chia sẻ về các thông tin về chính trị- xã hội và pháp luật. Tuy nhiên các trang này lại đăng nhiều nội dung không chuẩn mực và chưa được xác thực nhưng lại nói rằng đó là thông tin từ các cơ quan nhà nước. Các kênh này không phải kênh thông tin chính thống, chỉ là tài khoản cá nhân, phần giới thiệu trang cũng nói rõ “không thuộc cơ quan tổ chức nào”. Tôi nghe nói dùng logo của cơ quan nhà nước trên mạng xã hội sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng? Việc này có đúng không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Hiện nay, hàng loạt các trang thông tin điện tử đặc biệt là trên Facebook lấy danh nghĩa là cơ quan nhà nước đăng tải các thông tin chưa được xác thực, thậm chí là sai sự thật. Việc này ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín của cơ quan nhà nước cũng gây ra dư luận trong nhân dân. Cơ quan nhà nước nhiều lần phải đưa ra đính chính về các thông tin này. Một trong các lý do khiến người dân tin tưởng các trang này là do họ lấy hình ảnh logo của cơ quan nhà nước để ảnh đại diện. Việc lấy hình ảnh của cơ quan nhà nước không hề hiếm nhưng khi nào việc này bị coi là vi phạm? Liệu việc dùng logo cơ quan nhà nước trên mạng xã hội có bị xử phạt? Để giải đáp thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Dùng logo cơ quan nhà nước trên mạng xã hội sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Logo của cơ quan nhà nước là gì?
Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, đây là tổ chức (hoặc cá nhân) mang quyền lực nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật với mục đích nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
Bộ máy nhà nước bao gồm rất nhiều cơ quan khác nhau, do đó việc dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại các cơ quan nhà nước khác nhau là cần thiết. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên có thể dựa vào các tiêu chí sau đây:
– Căn cứ vào trình tự thành lập, cơ quan nhà nước có thể được chia thành cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra và các cơ quan không do nhân dân trực tiếp bầu ra
– Căn cứ vào thẩm quyền, các cơ quan này có thể được chia thành các cơ quan có thẩm quyền chung và các cơ quan có thẩm quyền riêng. Đối với cơ quan có thẩm quyền chung thì ngay tên gọi có thể quyết định bất cứ vấn đề gì để bảo đảm lợi ích xã hội. Còn cơ quan có thẩm quyền riêng sẽ có quyền quyết định những vấn đề trong một phạm vi nhất định của đời sống xã hội trong các quan hệ xã hội
– Tiếp theo, nếu dựa vào chức năng thực hiện quyền lực nhà nước thì các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Đây cũng là ba cơ quan khá quen thuộc trong hệ thống pháp luật.
– Dựa vào tiêu chí cấp độ thẩm quyền theo lãnh thổ, các cơ quan nhà nước được chia thành thành cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương. Cơ quan nhà nước tại trung ương thì có thẩm quyền bao trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia còn đối với cơ quan tại địa phương chỉ có thẩm quyền quy định trong giới hạn địa phương mình
– Nếu căn cứ vào thời hạn thực hiện quyền của mình thì có thể chia cơ quan nhà nước thành các cơ quan hoạt động lâm thời và các cơ quan hoạt động thường xuyên.
Còn về logo của cơ quan nhà nước, logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng một đối tượng. Logo của cơ quan nhà nước là dấu hiệu để nhận biết đối với cơ quan đó. Người dân khi nhìn vào logo có thể biết được đó là cơ quan nào. Mỗi cơ quan nhà nước đều có một biểu tượng logo riêng đại diện mang ý nghĩa của cơ quan đó.
Việc sử dụng logo của cơ quan nhà nước trên mạng xã hội có vi phạm?
Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin bao gồm:
“Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.”
Bên cạnh đó, tại Điểm d Khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 cũng nghiêm cấm các hành vi:
” Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;”
Theo đó có thể thấy hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật công nghệ thông tin và Luật an ninh mạng. Do đó để xác định trang Facebook kia có vi phạm pháp luật hay không thì cần phải xem mục đích của trang đó có phải muốn giả mạo trang thông tin điện tử của nhà nước khi sử dụng logo đó hay không.
Thông thường việc sử dụng logo của cơ quan, tổ chức vì mục đích công cộng mà không nhằm các mục đích chuộc lợi, gây ảnh hưởng tới uy tín, lợi ích của cơ quan, tổ chức đó thì hành vi đó sẽ không vi phạm và không bị xử phạt.
Trường hợp trang Facebook có tên logo, có huy hiệu cơ quan nhà nước, dù phần thông tin giới thiệu “page không đại diện cho bất cứ cơ quan tổ chức nào” tuy nhiên do trang đó lại nói rằng các thông tin chưa được xác thực đến từ phía cơ quan nhà nước. Do đó đây cũng được xem là hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của Nhà nước. Hành vi này bị nghiêm cấm do đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Dùng logo cơ quan nhà nước trên mạng xã hội có thể sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng
Hành vi dùng logo của cơ quan nhà nước trên mạng xã hội với mục đích giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Theo Khoản 3, 4, 5 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi này như sau:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
c) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
d) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.“
Do đó với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác thì trang Facebook đó có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 triệu đồng. Người vi phạm còn buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật và buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định.
Làm thế nào để nhận biết một trang thông tin có phải trang chính thống của cơ quan nhà nước hay không?
Để có thể phân biệt các trang mạng xã hội chính thống và các trang giả mạo trang của cơ quan nhà nước, ta cần chú ý đến các đặc điểm như sau:
– Kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác. Có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra.
– Kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài.
Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức nhà nước có tên miền quốc gia và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang. Nhiều trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh).
– Kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả, tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi.
Tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu.
– Lựa chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội nên tiếp cận các luồng thông tin chính thống; không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân, thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chính xác của thông tin.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Dùng logo cơ quan nhà nước trên mạng xã hội sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục sang tên đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 23 Luật công nghệ thông tin 2006 quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi thiết lập trang thông tin điện tử không cần thông báo với Bộ Bưu chính, Viễn thông. Tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phải thông báo trên môi trường mạng với Bộ Bưu chính, Viễn thông những thông tin sau đây:
a) Tên tổ chức ghi trong quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép mở văn phòng đại diện; tên cá nhân;
b) Số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc số, ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu của cá nhân;
c) Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc nơi thường trú của cá nhân;
d) Số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử;
đ) Các tên miền đã đăng ký.
3.Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, khi thay đổi thông tin thì phải thông báo về sự thay đổi đó.
4. Trang thông tin điện tử được sử dụng cho hoạt động báo chí phải thực hiện quy định của Luật này, pháp luật về báo chí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Khoản 2, 3 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-Cp quy định :
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;
b) Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;
c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này.”
Theo Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-Cp quy định:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;….”
Theo đó nếu chia sẻ thông tin có nội dung sai sự thật trên mạng xã hội sẽ có thể bị phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng và người vi phạm còn bị buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật.