Vi phạm Quy tắc ứng xử kiến trúc sư có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề?

11/09/2022
Vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không?
316
Views

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang là kiến trúc sư cho một công ty thiết kế xây dựng. Trong quá trình hoàn thành bản thiết kế một tòa nhà, tôi có mắc những lỗi với phía khách hàng và bên khách hàng đòi hủy hợp đồng với công ty. Tôi muốn hỏi Luật sư về vấn đề nếu vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không?. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư. Để giải đáp thắc mắc “Vi phạm Quy tắc ứng xử kiến trúc sư có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề?” mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý:

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc và hoạt động không thuộc tổ chức hành nghề kiến trúc, nhân danh cá nhân mình thực hiện các dịch vụ kiến trúc.

Để được cấp chứng chỉ hành nghề, kiến trúc sư phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 28 Luật kiến trúc 2019. Cụ thể bao gồm:

– Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;

– Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;

– Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

Lưu ý:

  • Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện: Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
  • Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện về kinh nghiệm làm việc.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật kiến trúc 2019, cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc thực hiện các bước dưới đây:

– Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Thành phần Hội đồng gồm đại diện cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc hoặc cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc, chuyên gia về kiến trúc.

– Hội đồng và thành viên Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người quyết định thành lập hội đồng về nội dung tham mưu, tư vấn của mình.

Dịch vụ kiến trúc

Dịch vụ kiến trúc là loại hình kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật kiến trúc 2019, dịch vụ kiến trúc bao gồm:

– Thiết kế kiến trúc công trình;

– Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;

– Thiết kế kiến trúc cảnh quan;

– Thiết kế nội thất;

– Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;

– Đánh giá kiến trúc công trình;

– Thẩm tra thiết kế kiến trúc.

Vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không?
Vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không?

Điều kiện hành nghề kiến trúc

Hành nghề kiến trúc đòi hỏi cá nhân, tổ chức hành nghề phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Luật kiến trúc cũng quy định chung về điều kiện hành nghề đối với từng đối tượng. Cụ thể:

  • Đối với cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Đối với cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.
  • Đối với tổ chức hành nghề kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện cụ thể.

Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề

Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản quy định tại Điều 22 Luật kiến trúc 2019. Bao gồm:

– Nguyên tắc hành nghề;

– Cạnh tranh trong hành nghề;

– Bảo đảm quyền bình đẳng giới;

– Quyền sở hữu trí tuệ;

– Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.

Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.

Các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị thu hồi nếu thuộc một trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật kiến trúc 2019 sau đây:

– Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;

– Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;

– Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;

– Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Do đó, vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

Các trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật kiến trúc 2019, chứng chỉ hành nghề kiến trúc được cấp lại trong trường hợp sau đây:

– Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị mất hoặc hư hỏng;

– Thay đổi thông tin cá nhân được ghi trong chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

Trong trường hợp bị thu hồi, chứng chỉ hành nghề kiến trúc chỉ được cấp lại sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề hoặc có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chứng chỉ này cũng chỉ được cấp lại sau 12 tháng kể từ ngày hết thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc khi bảo đảm các điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; mã tra cứu hóa đơn điện tử; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc được quy định  tại Điều 9 Luật kiến trúc 2019, trong đó có những hành vi như: Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc; Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trật tự xã hội, môi trường sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Đưa hối lộ, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc.

Nghĩa vụ cần thực hiện của kiến trúc sư?

Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật kiến trúc 2019 dưới đây:
– Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
– Phát triển nghề nghiệp liên tục;
– Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
– Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.

Các quyền được bảo đảm của kiến trúc sư?

Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật kiến trúc 2019 dưới đây:
– Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
– Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
– Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
– Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
– Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
– Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
– Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.