Dù không có lỗi xe lớn vẫn phải đền xe bé đúng không?

24/05/2022
788
Views

Hôm qua đi trên đường qua đoạn ngã tư tôi thấy xe máy vượt đèn đỏ và va quệt với xe ô tô đi từ phía bên phải dẫn đến tại nạn. Bên xe máy chỉ bị thương nhẹ, cả hai bên đều có hư hỏng về xe. Vậy cho tôi hỏi trường hợp này đương nhiên xe ô tô phải bồi thường cho xe máy đúng không? Việc bồi thường này xác định như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Ở Việt Nam, có một thực tế rằng cứ xe lớn va vào xe nhỏ hơn thì xe lớn phải bồi thường cho xe nhỏ. Vậy, pháp luật có quy định như vậy không ? Giải quyết các vụ tai nạn về bồi thường như thế nào thì hợp pháp? Xe nhỏ đi sai, xe lớn đi đúng khi xảy ra tai nạn giao thông thì xe lớn vẫn phải đền xe nhỏ có đúng không? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Dù không có lỗi xe lớn vẫn phải đền xe bé đúng không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, áp dụng đối với người có hành vi xâm phạm, xâm hại tới các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của các chủ thể khác buộc người này phải gánh chịu một phần hậu quả bất lợi do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bộ luật dân sự 2015 có quy định :

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

– Dựa vào quy định trên, có thể thấy trách nhiệm  bồi  thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố:

Có thiệt hại xảy ra trên thực tế

Thiệt hại này chính là các lợi ích tài sản hoặc các lợi ích nhân thân mà người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc chắc chắn có được trong tương lai; nếu không có việc gây thiệt hại xảy ra.

– Các loại thiệt hại:

+ Thiệt hại về vật chất: tài sản, do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Thiệt hại này trên thực tế phải xảy ra; và do chính hành vi gây thiệt hại gây ra.

Có hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của  pháp luật.

Hành vi gây thiệt hại có thể tồn tại cả ở dạng không hành động hoặc hành động; tuy nhiên thường thẻ hiện ở dạng hành động.

Trên thực tế có một số trường hợp vật nuôi cắn người gây thương tích cho người khác. Mặc dù tưởng chừng đây là hành động của súc vật mà không có hành động của người chủ. Tuy nhiên người có đã có hành vi là không hành động như không quản lý súc vật; không rọ mõm cho chúng;… nên để xảy ra việc gây thương tích cho người.

Ở một số trường hợp dù gây ra thiệt hại nhưng nó không phải là hành vi trái pháp luật. Ví dụ như phòng vệ chính đáng; gây thiệt hại do tình thế cấp thiết,….

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy  ra

– Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và ngược lại hành vi đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Trong hầu hết các trường hợp, để có  thiệt hại thường có nhiều nguyên nhân khác nhau; trong đó các nguyên nhân lại đóng vai trò khác nhau. Có những nguyên nhân chỉ nên được coi là điều kiện, là tiền đề; trong khi các nguyên nhân khác đóng vai trò quyết định. Ví dụ đường trơn do mưa cũng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nhưng việc lưu thông xe quá tốc độ gây ra tai nạn mới là lý do chủ yếu. Như vậy, để xác định hành vi trái pháp luật có là nguyên nhân dẫn đến  thiệt hại hay không cần phải xem xét sự  “đóng góp” của hành vi trái pháp luật vào việc xảy ra thiệt hại.

Người gây ra thiệt hại có lỗi

Lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

– Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

+ Lỗi không là căn cứ bắt buộc trong tất cả các trường hợp.

+ Lỗi trong nhiều trường hợp là lỗi suy đoán. Trong các trường hợp như bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra; bồi thường do súc vật gây ra … lỗi của người gây thiệt hại thể hiện ở việc không quản lý con người hay vật nuôi nên dẫn đến thiệt hại nghĩa là các chủ thể ấy không có lỗi trực tiếp đối với thiệt hại.

Việc phân biệt lỗi cố ý; hay vô ý chỉ có giá trị đối với việc xem xét để giảm mức bồi  thường.

Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo Bộ luật dân sự: các trường hợp sau đây sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

+ Thiệt hại xảy ra do phòng vệ chính đáng

+ Thiệt hại xảy ra do tình thế cấp thiết

+ Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng

+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.

Với các trường hợp này; ta có thể thấy việc phát sinh thiệt hại không phải do xuất phát từ phía người gây thiệt hại. Với lý do tình thế cấp thiết; hay sự kiện bất khả kháng thì đây là yếu tố khách quan từ bên ngoài; nên không thể xác định là lỗi của người gây thiệt hại.

Với trường hợp phòng vệ chính đáng; thì người tạo ra hoàn cảnh để người gây thiệt hại phải phòng vệ lại với mức cần thiết mới là người có lỗi; do đó người gây thiệt hại không phải bồi thường cho thiệt hại.

Còn việc gây thiêt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; thì trường hợp này dĩ nhiên người gây thiệt hại không hề có lỗi nào. Người bị thiệt hại phải tự chịu trách nhiệm do hành vi của mình gây ra.

Dù không có lỗi xe lớn vẫn phải đền xe bé đúng không?

Dù không có lỗi xe lớn vẫn phải đền xe bé đúng không?
Dù không có lỗi xe lớn vẫn phải đền xe bé đúng không?

Có thể thấy việc gây ra tai nạn giữa xe ô tô và xe máy là một trong các trường hợp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Như đã phân tích ở trên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải dựa trên căn cứ phát sinh. Trong trường hợp này đã có hành vi gây ra thiệt hại (xe máy va quệt vào ô tô); có hậu quả là gây thiệt hại (người lái xe máy bị thương; hai xe bị hư hỏng); việc thiệt hại gây ra hoàn toàn do việc đâm nhau.

Vậy trong trường hợp này, để xác định trách nhiệm phải xác định người có lỗi gây ra thiệt hại trên. Pháp luật không có quy định về việc xe lớn hay xe nhỏ sẽ là bên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự; mà quy định rõ bên nào có lỗi thì bên đó phải bồi thường.

Do đó không phải cứ xe lớn thì phải đền xe nhỏ mà phải xác định xem bên nào có lỗi để gây ra thiệt hại thì mới là bên phải chịu trách nhiệm.

Với trường hợp bạn nói, xe máy đã vượt đèn đỏ dẫn đến va quệt vào ô tô. Lỗi này thuộc về người lái xe máy do không chấp hành hiệu lệnh của đèn. Và chính vì vượt đèn đỏ nên mới va quệt vào ô tô; nên đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây thiêt hại. Vì vậy trường hợp này ô tô không phải đền bù cho xe máy; mà là xe máy sẽ phải chịu trách nhiệm về gây ra thiệt hại cho ô tô và bản thân.

Trường hợp gây thiệt hại về tài sản từ trên 100 triệu thì người đó còn có thể bị truy cứu về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Dù không có lỗi xe lớn vẫn phải đền xe bé đúng không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào gây tai nạn nhưng không phải bồi thường?

Theo Bộ luật dân sự; các trường hợp sau đây sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
+ Thiệt hại xảy ra do phòng vệ chính đáng
+ Thiệt hại xảy ra do tình thế cấp thiết
+ Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.
Ví dụ người đi bộ từ trong ngõ bất ngờ đi ra khiến xe máy không kịp tránh nên đã đâm phải. Trong trường hợp này dù người đi xe máy đâm gây ra thương tích cho người đi bộ nhưng lỗi thuộc về người đi bộ nên xe máy không phải bồi thường.

Như thế nào là tình thế cấp thiết?

“Tình thế cấp thiết là tình thể của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Ví dụ để tránh việc đâm vào người đi đường nên người điều khiển đã lái xe sang phía bên cạnh làm hư hỏng chiếc xe đạp gần đó.

Gây tại nạn có thể phải bồi thường những thiệt hại nào?

Tùy thuộc thiệt hại bạn gây ra mà bạn có thể phải bồi thường thiệt hại về tài sản bị thiệt hại; tính mạng; sức khỏe, thu nhập bị mất, giảm sút,…. cho người bị hại. Bên cạnh đó nếu khiến người bị hại chết thì bạn còn phải bối thường về tiền mai táng; cấp dướng cho các đối tượng mà người bị hại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho họ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.