Đốt pháo ngày Tết và hình thức xử phạt?

28/01/2022
Mức phạt với hành vi đốt pháo trái phép dịp Tết 2022
734
Views

Tết Âm lịch 2022 đang đến gần; các hành vi sử dụng pháo trái phép cũng có dấu hiệu gia tăng. Vậy người dân được sử dụng những loại pháo nào? Nếu xảy ra việc sử dụng pháo trái phép thì bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Đốt pháo ngày Tết và hình thức xử phạt?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đốt pháo ngày Tết và hình thức xử phạt?

Người dân được phép sử dụng pháo hoa trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa, cụ thể:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5  Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm người dân nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.

(Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP).

Đốt pháo ngày Tết và hình thức xử phạt?
Hình ảnh minh họa.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo

Căn cứ Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính đối với các hành vi về quản lý, sử dụng pháo được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ đối với hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

– Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ khi sử dụng các loại pháo mà không được phép.

– Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 4.000.000đ đối với hành vi:

+ Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa;

Đối với hành vi này còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng.

+ Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa.

– Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ nếu sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo.

– Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 40.000.000đ đối với hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo.

Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo điểm e khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trách nhiệm hình sự với các hành vi vi phạm về sử dụng pháo

* Xử lý theo hành vi gây rối trật tự công cộng

Căn cứ Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, người nào sử dụng pháo gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đối với tội danh này; người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Sư X. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Buôn, bán pháo lậu bị xử phạt như thế nào?

Mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm, cao nhất có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Người dân được đốt loại pháo hoa nào?

Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP, loại pháo hoa người dân được đốt là sản phẩm được chế tạo; sản xuất thủ công hoặc công nghiệp; khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh; ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây tiếng nổ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.