Việc xác nhận nhà ở là việc vô cùng cần thiết được pháp luật quy định để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu nhà ở trên một diện tích đất nhất định. Khi muốn xác nhận nhà ở thì cá nhân phải viết đơn gửi cho Cơ quan có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú) để được giải quyết. Bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn mẫu đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Đơn xin xác nhận nhà ở là gì?
Đơn xin xác nhận nhà ở là mẫu đơn hành chính do cá nhân có nhu cầu xác nhận việc có nhà trên một diện tích đất gửi cho CƠ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết. Trong đơn phải thể hiện được các nội dung như họ và tên; số CMND/CCCD; địa chỉ, diện tích ngôi nhà, sơ đồ nhà,…
Mục đích của đơn xin xác nhận nhà ở.
Đơn xin xác nhận có nhà ở trên đất là văn bản được dùng cho cá nhân khi có nhu cầu xin xác nhận về việc có nhà trên một diện tích đất nào đó. Đồng thời, đơn xin xác nhận nhà ở sẽ là căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện thủ tục xác nhận nhà ở cho cá nhân đó theo quy định của pháp luật.
Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện.
Mời bạn xem trước và tải xuống mẫu đơn sau:
Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận nhà ở.
Phần kính gửi thì người làm đơn cần ghi tên của Cơ quan có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú).
Phần thông tin của người làm đơn yêu cầu cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, số chứng minh nhân dân( số căn cước công dân). Và cũng cung cấp những thông tin về căn nhà đang sử dụng trên dịch tích đất nhất định. Người làm đơn cũng cần nêu rõ lý do tại sao viết đơn xin xác nhận nhà ở.
Cuối đơn xin xác nhận nhà ở là sự xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú) và người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
Thủ tục xác nhận nhà ở.
Thủ tục xin xác nhận nhà ở bao gồm các bước sau:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu xác nhận nhà ở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm trong Ủy ban nhân dân xã (thị trấn).
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; Chiều từ 14h đến 16h30 ( trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
Bước 3: Cán bộ địa chính kiểm tra tính pháp lý, không nằm trong quy hoạch, không tranh chấp, không nằm trên đất lấn chiếm trái phép, trình Ủy ban nhân dân xã (thị trấn) xác nhận
Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm trong Ủy ban nhân dân xã (thị trấn) theo trình tự sau:
– Nộp giấy biên nhận;
– Nhận Đơn xin xác nhận có nhà ở.
Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h – Chiều từ 14h đến 16h30 ( trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
Hồ sơ để thực hiện xác nhận nhà ở bao gồm:
– Đơn xin xác nhận nhà ở theo mẫu mà Công ty Luật Dương Gia đã cung cấp
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở (nếu có)
Cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 6, Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam, sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được ban hành ngày 20/10/2015:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng có từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), có diện tích sàn tối thiểu mỗi căn hộ từ 30 m2 trở lên và nhà ở này đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật Nhà ở thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế căn hộ trong nhà ở này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở này thuộc sử dụng chung của các đối tượng đã mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế căn hộ.
3. Ngoài các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan cấp Giấy chứng nhận còn phải ghi thêm các nội dung sau đây:
a) Các thông tin về nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Nhà ở;
b) Thời hạn sở hữu nhà ở và các quyền được bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở của bên mua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở có thời hạn đối với trường hợp quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở hoặc ghi thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở, Điều 7 và Điều 77 của Nghị định này;
c) Trường hợp mua bán nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải ghi thời hạn chủ sở hữu được quyền bán lại nhà ở xã hội này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở; trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì chủ đầu tư phải cung cấp hồ sơ và các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua cho người mua, thuê mua nhà ở.”
Như vậy có thể thấy đối với những đối tượng hay loại ở khác nhau sẽ quy định riêng về việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu và phải đúng theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy cam kết không có tranh chấp đất đai
- Lập di chúc tại văn phòng công chứng như thế nào?
- Mẫu đơn xin chuyển lớp viết tay mới nhất
- Giấy ủy quyền cho con đi du lịch nước ngoài
- Quy định pháp luật về điều kiện cấp giấy phép xây dựng
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục lấy giấy chứng nhận độc thân hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đơn xin xác nhận là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị cơ quan, doanh nghiệp… xác nhận sự kiện, thông tin nào đó. Hiện nay, có rất nhiều mẫu Đơn xin xác nhận như xác nhận thông tin cá nhân, xác nhận mất giấy tờ, xác nhận là sinh viên… để phục vụ các mục đích khác nhau
Mẫu đơn xin xác nhận công tác;
Mẫu đơn xin xác nhận của địa phương;
Mẫu đơn xin xác nhận của công an phường (xã);
Mẫu đơn xin xác nhận độc thân;
Mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn;
Mẫu đơn xin xác nhận nhân thân;
Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú;