Khi người dân muốn thực hiện các biến động về đất đai; thì phải thông báo và xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc xin phép này được thông qua khi đáp ứng đủ các điều kiện và đúng trình tự thủ tục. Hiện nay với nhiều mục đích sử dụng khác nhau; việc xin tách thử đất diễn ra rất phổ biến. Muốn tách thửa thì phải hoàn thiện hồ sơ xin tách thửa . Một trong những giấy tờ không thể thiếu đó là đơn xin tách thửa. Vậy cách viết ” Đơn xin tách thửa” như thế nào?; Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.
Câu hỏi: Tôi đang có một mảnh đất ở có diện tích hơn 300 mét vuông; hiện nay có nhu cầu muốn tách thửa đất đó ra để bán; vậy tôi cần phải viết đơn xin tách thửa như thế nào?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư 247; để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đơn xin tách thửa là gì
Việc tách thửa là việc phân chia, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chia tách một thửa đất thành hai hay nhiều thửa nhỏ hơn; trên cùng một diện tịch đất thuộc quyền sử dụng, sử hữu của một chủ thể. Thông thường, sử dụng đất tách thửa với các mục đích khác nhau như; chuyển nhượng, tặng cho, di chúc, thừa kế…
Đơn đề nghị tách thửa đất; là một thành phần không thể thiếu của hồ sơ xin tách thửa đất đai. Nếu không có đơn xin tách thửa; thì hồ sơ xin tách thửa sẽ không được đầy đủ và không được thông qua.
Điều kiện tách thửa
Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh; sẽ có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Như vậy để xem xét về điều kiện tách thửa; thì chủ sử dụng đất phải tìm hiểu quyết định của ủy ban nhân tỉnh; nơi có đất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa.
Theo quy định của pháp luật; thì một mảnh đất để có thể tách thửa cần đáp ứng những điều kiện chung nhất định; theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013.
“ 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất”.
Download đơn xin tách thửa
Đơn xin tách thửa phải đảm bảo kê khai đúng và đầy đủ các nội dung về; thông tin thửa đất, thông tin chủ sử dụng đất, thông tin thửa đất sau khi xin tách thửa.
Mời bạn xem và tải đơn xin tách thửa tại đây:
Hướng dẫn cách viết đơn
– Đơn này dùng trong trường hợp; người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới; hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất;
– Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
– Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất; như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất; gồm các thông tin như sau: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh; số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài; ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch;
Đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND; ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng; thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập; số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh; giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối; Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn; thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên; chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “ Đơn xin tách thửa”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu ; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ thì làm thế nào?
- Kế hoạch kết nạp đoàn viên mới
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật Đất đai 2013, Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, đơn xin tách thửa là một trong các tài liệu pháp lý bắt buộc trong hồ sơ đề nghị tách thửa.
Hồ sơ xin tách thửa gồm:
– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu quy định;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp nộp tại cơ quan có thẩm quyền là Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thông thường nội dung của đơn xin tách thửa cần đảm bảo 3 phần:
– Phần mở đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ, tên đơn.
– Phần nội dung: Thông tin kê khai của người sử dụng đất như thông tin người sử dụng đất, thông tin đề nghị tách, hợp thửa đất ;
– Phần kết thúc: chữ ký của chủ thể và ý kiến của cơ quan đất đai.