Hiện nay có nhiều người có nhu cầu chuyển hình thức công tác từ viên chức sang công chức. Các loại giấy tờ hồ sơ ngoài các giấy tờ chứng minh nhân thân và các bằng cấp thì còn yêu cầu có đơn xin chuyển từ công chức sang viên chức. Vậy mẫu đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức như thế nào? Mẫu đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức quy định tại đâu?
Căn cứ pháp lý
Hồ sơ chuyển từ viên chức sang công chức
Thành phần hồ sơ
1. Đơn xin chuyển công tác của viên chức.
2. Công văn đề nghị của cơ quan, đơn vị tiếp nhận.
3. Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nội vụ) có dán ảnh 3×4, do cán bộ, công chức tự khai và được thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi công tác xác nhận.
4. Các bản sao có công chứng: văn bằng, chứng chỉ, Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức, diễn biến lương và văn bản khác theo yêu cầu (khi cần thiết).
5. Phiếu đánh giá cán bộ, công chức hai năm trước liền kề.
6. Các loại giấy tờ khác để chứng minh nhu cầu chuyển công tác.
Quy trình – Thời gian thực hiện
1. Viên chức có đơn xin chuyển công tác (do viên chức tự viết, cam kết làm việc lâu dài tại nơi xin chuyển đến); có ý kiến bằng văn bản của cơ quan chủ quản viên chức (xác nhận vị trí công tác hiện nay, đồng thuận cho chuyển công tác theo nguyện vọng).
2. Cơ quan tiếp nhận có ý kiến đồng ý tiếp nhận, đề nghị bằng văn bản gửi Ban Tổ chức Thành ủy (kèm theo hồ sơ).
3. Ban Tổ chức Thành ủy xem xét, nếu đủ điều kiện xét chuyển thì trình ra Hội đồng tuyển dụng xem xét, quyết định.
4. Căn cứ Kết luận của Hội đồng tuyển dụng, Ban Tổ chức Thành ủy có văn bản đồng ý tiếp nhận gửi cơ quan chủ quản viên chức làm thủ tục chấm dứt hợp đồng làm việc.
5. Cơ quan chủ quản viên chức ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc gửi đến Ban Tổ chức Thành ủy.
6. Ban Tổ chức Thành ủy tiếp nhận, bổ nhiệm ngạch và điều động công chức đến cơ quan tiếp nhận.
7. Thời gian thực hiện: Theo kết luận của Hội đồng tuyển dụng thành phố.
Đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi (1):…………………………….
Tên tôi là: ……………………………………….Giới tính:………………
Ngày tháng năm sinh: ……………………………..
Nơi sinh (2): ……………………………..
Hộ khẩu thường trú (3):…………………………………….
Nơi ở hiện nay (4): ………………………………..
Trình độ chuyên môn (5):…………………………….
Đơn vị công tác hiện nay (6):………………………………..
Chức vụ, công việc đang đảm nhiệm (7): …………………………..
Quá trình công tác của bản thân (8):……………………………………….
Lý do xin chuyển công tác (9):……………………………………….
Đơn vị xin chuyển đến (10):……………………………………………………………..
Tôi cam đoan sẽ chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy định và hoàn thành công việc bàn giao cho đơn vị đang công tác đầy đủ và đúng hạn.
Kính đề nghị (11)…………………………. xem xét, chấp thuận cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.
Tôi xin chân thành cám ơn.
…….., ngày…….. tháng…… năm ……..
Ý kiến của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp | Người làm đơn |
Chuyển công tác theo hình thức điều động công chức
- Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
- Điều kiện điều động công chức:
- Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
- Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
- Thẩm quyền điều động công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
- Trình tự, thủ tục điều động công chức:
- Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
- Lập danh sách công chức cần điều động;
- Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
- Trước khi quyết định điều động công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(Điều 50 Luật Cán bộ, công chức 2008, Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)
Chuyển công tác theo hình thức luân chuyển công chức
- Luân chuyển công chức cần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
- Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển công chức như sau:
- Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
- Trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của chức vụ luân chuyển đến.
- Điều kiện về độ tuổi:
Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển;
Riêng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển để thực hiện quy định không được bố trí người địa phương và để thực hiện quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ.
- Có đủ sức khoẻ công tác.
- Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển
- Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.
- Trách nhiệm thực hiện:
Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển: Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với công chức sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý;
Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất công chức luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với công chức luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với công chức sau luân chuyển;
Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để công chức luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá công chức luân chuyển; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển;
Công chức được luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi;
Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, xây dựng kế hoạch luân chuyển; nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp công chức trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển;
Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp công chức sau luân chuyển.
(Điều 52 Luật Cán bộ, công chức 2008; Điều 56, 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)
Mời bạn xem thêm
- Công chức bị kỷ luật có được chuyển công tác không?
- Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức thuộc về ai?
- Quy trình xử lý viên chức tự ý bỏ việc như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về “Đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh; thủ tục khai sinh nhanh; xin trích lục khai sinh, đăng ký lại giấy khai sinh bị mất,… Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Nội dung sát hạch, đề xuất hình thức và cách thức xác định kết quả sát hạch: Do Hội đồng kiểm tra, sát hạch chịu trách nhiệm xây dựng, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch.
Hình thức sát hạch: Phỏng vấn hoặc viết hoặc kết hợp phỏng vấn và viết.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Sơ yếu lý lịch của người có nhu cầu chuyển từ công chức sang viên chức cần lập chậm nhất trước 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
Theo quy định tại luật cán bộ công chức và luật viên chức