Xin chào Luật sư. Tôi tên là Thanh Mai. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Đơn xin chấp hành án tại trại giam là gì? Đơn xin chấp hành án tại trại giam? Quy định đối với người đến thăm gặp tiếp xúc lãnh sự? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư 247:
Căn cứ pháp luật
Đơn xin chấp hành án tại trại giam là gì?
Đơn xin chấp hành án tại trại giam là văn bản của cá nhân(người đang chấp hành bản án hình sự hoặc người thân của họ- người có quyền yêu cầu/đề nghị), họ vì lý do nào đó có mong muốn, nguyện vọng được ở lại trại giam, đơn này được gửi đến cá nhân làm việc tại trại giam có thẩm quyền giải quyết, xem xét, quyết định cho người đang chấp hành bản án được ở lại trại giam hay không, cụ thể trong trường hợp dưới đây.
Đơn xin chấp hành án tại trại giam
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN Ở LẠI TRẠI GIAM
–Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017;
-Căn cứ Luật Thi hành án Hình sự năm 2010.
Kính gửi: –Cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an
-Thủ trưởng Cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an
-Giám thị trại giam……..
-Trưởng phân trại…….
Tôi tên là:………………………………….
Sinh ngày:………………….
Giới tính:……………………….
CMND số:…………Ngày cấp:………………….Nơi cấp:………………………..
Hộ khẩu thường trú:…………………
Chỗ ở hiện tại:……………………….
Điện thoại liên hệ:………………………………
Hôm nay, tôi viết đơn này xin trình bày một việc như sau:
Tôi là bị cáo trong vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy được xét xử sơ thẩm công khai tại Tòa án nhân dân….theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:…/QĐXXST-HS ngày…tháng…năm….
Theo Bản án số:…/…/HSST ngày…tháng…năm… của Tòa án nhân dân….tôi bị xử phạt 03 năm tù về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Khoản 1 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Hiện tôi đang chấp hành bản án tại trại giam………….phân trại……………….thuộc Quản lý của………………………
Ngày….tháng…..năm…. tôi nhận được thông báo sẽ phải chuyển đến trại giam…..phân trại…..thuộc Quản lý….. để tiếp tục thi hành bản án. Tuy nhiên tôi có mong muốn được ở lại trại giam….phân trại…..thuộc Quản lý của….. với những lý do sau đây:
Thứ nhất, tại trại giam nơi tôi đang chấp hành bản án rất gần với chỗ ở hiện tại của người thân trong gia đình tôi, điều này thuận tiện cho người thân của tôi trong việc đến trại giam thăm tôi hàng tháng và cũng tiết kiệm được chi phí đi lại. Hơn nữa, gia đình tôi lại thuộc hộ nghèo nếu phải chuyển đến trại giam khác thì sẽ tốn kém rất nhiều chi phí đi lại.
Thứ hai, hiện tại tôi đã …. tuổi, đang mắc bệnh hiểm nghèo nên việc di chuyển và thích nghi một nơi mới là vô cùng khó khăn, tôi cũng đang trong thời gian chờ được giảm thời gian chấp hành hình phạt tù là…..tháng vì mắc bệnh hiểm nghèo.
Thứ ba, trong thời gian chấp hành án phạt tù, tôi luôn chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam.
Chính vì vậy, tôi làm đơn này kính mong Cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an; Thủ trưởng Cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an; Giám thị trại giam……..; Trưởng phân trại……. xem xét, tạo điều kiện để tôi được ở lại trại giam.
Tôi xin hứa trong thời gian ở lại trại giam tôi sẽ tiếp tục chấp hành nghiêm chỉnh bản án và nội quy của trại giam.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Quy định đối với người đến thăm gặp tiếp xúc lãnh sự
Điều 2 Thông tư 17-2020-TT-BCA quy định như sau:
1. Khi đến cơ sở giam giữ phạm nhân phải chấp hành nghiêm nội quy khu vực cấm, mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự; xuất trình đầy đủ giấy tờ đề nghị thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự phạm nhân; chấp hành nghiêm nội quy nhà thăm gặp và hướng dẫn của cán bộ có trách nhiệm về thời gian, địa điểm tổ chức thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, giữ gìn vệ sinh môi trường. Khi hết giờ làm việc, không được tự ý lưu lại nơi làm việc, nơi thăm gặp của cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Không tự ý tiếp xúc với phạm nhân; đưa vào, sử dụng hoặc cho phạm nhân, người khác mượn, sử dụng các đồ vật thuộc danh mục đồ vật cấm, các loại ấn phẩm, tài liệu có nội dung kích động, chống đối hoặc những đồ vật có thể gây mất an ninh, an toàn nơi chấp hành án phạt tù.
3. Nghiêm cấm cho phạm nhân, người khác sử dụng điện thoại di động, thiết bị thông tin liên lạc, ghi âm, ghi hình khi thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; ghi âm, ghi hình tại cơ sở giam giữ phạm nhân và nơi có biển cấm quay phim, chụp ảnh. Không xúi giục, giúp sức, kích động hoặc thủ đoạn khác ép buộc phạm nhân hoặc người khác chống đối, vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
4. Không có thái độ, cử chỉ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm uy tín, danh dự của cán bộ thi hành nhiệm vụ hoặc người khác; lợi dụng thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự để lôi kéo, tụ tập, có lời nói, hành động hoặc dùng băng rôn, khẩu hiệu, tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động gây mất an ninh, trật tự.
5. Người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân có quyền góp ý, kiến nghị, phản ánh hoặc khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của cơ sở giam giữ phạm nhân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đơn xin chấp hành án tại trại giam“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra, để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Những sai phạm trong thi hành án dân sự theo quy định pháp luật
- Điều 75 Luật thi hành án dân sự quy định vấn đề gì?
- Sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Các câu hỏi thường gặp
Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định việc đưa người bị kết án phạt tù có quyết định thi hành án của Tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an. Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình phạm nhân.
Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu quản lý, giam giữ, công tác giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và chính sách hình sự nhân đạo của nhà nước, Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an có thể xem xét, đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án, điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với một số trường hợp cá biệt như: gia đình phạm nhân thuộc diện gia đình liệt sỹ, con của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, bản thân phạm nhân là thương binh, có công với nước hoặc đã lập công giúp lực lượng Công an ngăn chặn, điều tra, khám phá tội phạm hoặc lập công lớn trong quá trình chấp hành án, bảo vệ an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; phạm nhân bị bệnh nặng do cơ quan y tế cấp tỉnh trở lên kết luận trong hồ sơ bệnh án hoặc các trường hợp đặc biệt khác.
Những trường hợp này, phạm nhân hoặc thân nhân phạm nhân phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.
Quy mô giam giữ phạm nhân của trại giam được quy định tại Điều 5 Nghị định 117/2011/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân như sau:
1. Quy mô giam giữ phạm nhân tại mỗi trại giam thuộc Bộ Công an quản lý từ 2.000 phạm nhân đến 5.000 phạm nhân. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Mỗi trại giam được thành lập một số phân trại giam, mỗi phân trại giam quản lý nhiều nhất là 1.000 phạm nhân.
2. Quy mô giam giữ phạm nhân tại mỗi trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý nhiều nhất là 500 phạm nhân.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019, trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
– Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợptái phạm nguy hiểm;
– Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án;
– Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật.
Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định việc phân loại, chuyển khu giam giữ.