Tôi phát hiện một số cán bộ xã chèn ép, nhận hối lộ của dân để làm việc sai trái. Do đó tôi muốn làm đơn tố cáo lên ủy ban nhân dân huyện về hành vi trên. Tuy nhiên, trong đơn tố cáo tôi không muốn tiết lộ danh tính vì sợ có khả năng ảnh hưởng đến gia đình tôi. Vậy cho hỏi đơn tố cáo không ghi rõ thông tin người tố cáo có được thụ lý? Đơn tố cáo cần đáp ứng các điều kiện gì để được tiếp nhận. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Tố cáo được nhắc đến khi một người phát hiện được hành vi vi phạm pháp luật. Việc tố cáo để đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, tổ chức bị xâm phạm. Bên cạnh đó việc này còn phát hiện được hành vi vi phạm kịp thời để xử lý theo quy định pháp luật. Vậy tố cáo được quy định như thế nào? Đơn tố cáo bao gồm những nội dung gì? Điều kiện để đơn tố cáo được tiếp nhận giải quyết? Hình thức tố cáo ra sao? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Đơn tố cáo không ghi rõ thông tin người tố cáo có được thụ lý?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về tố cáo và đơn tố cáo
Tố cáo là gì?
Khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật tố cáo 2018 đã quy định một số khái niệm chung về tố cáo, cụ thể:
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bao gồm:
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây: Cán bộ, công chức, viên chức; Người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; Cơ quan, tổ chức…
-Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Theo đó chủ thể thực hiện tố cáo chỉ có thể là cá nhân. Không giống như khiếu nại, người thực hiện còn có thể là tổ chức. Cá nhân có thể trực tiếp hoặc thông quá người khác đến cơ quan có thẩm quyền để tố cáo.
Đơn tố cáo được quy định như thế nào?
Đơn tố cáo
Tại Điều 22, 23 Luật Tố cáo 2018, việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Theo đó đơn tố cáo là một hình thức của việc tố cáo.
Đơn tố cáo là văn bản có nội dung nhằm báo với cơ quan có thẩm quyền về việc vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đơn tố cáo là mẫu đơn thông dụng, được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Đơn tố cáo thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề.
Điều kiện của đơn tố cáo
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định về phân loại đơn như sau:
a) Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
– Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
– Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
– Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
– Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Mẫu đơn tố cáo năm 2022
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo dưới đây:
Đơn tố cáo không ghi rõ thông tin người tố cáo thì có được thụ lý giải quyết không?
“Căn cứ theo Điều 25 Luật Tố cáo 2018 quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo như sau:
1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.
Theo đó nếu đơn không ghi rõ thông tin người tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không tiếp nhận do đơn tố cáo không đủ điều kiện.
Tuy nhiên, trong trường hợp đơn tố cáo mặc dù không rõ thông tin của người tố cáo, người gửi đơn (đơn tố cáo nặc danh) nhưng có nội dung tố cáo và nêu rõ người có hành vi vi phạm, có tài liệu, chứng cứ cụ thể và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì vẫn tiến hành xử lý.
Do đó tùy thuộc vào nội dung tố cáo, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định có thụ lý hay không.
Không có đơn tố cáo đến tố cáo trực tiếp được không?
Theo Khoản 2 Điều 23 Luật tố cáo 2018 quy định về việc tiếp nhận đơn tố cáo như sau:
2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.”
Theo đó nếu không có đơn nhưng bạn đến trực tiếp tố cáo thì vẫn được tiếp nhận. Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo. Nếu không viết được đơn thì người tiếp nhận sẽ ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Do đó bạn có thể yên tâm đến nơi có thẩm quyền để tố cáo về hành vi vi phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Đơn tố cáo không ghi rõ thông tin người tố cáo có được thụ lý?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tham khảo thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Mời bạn xem thêm
- Xác định lại giới tính và đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
- Đặt tên con theo tên vua chúa ngày xưa có được không?
- Có được thay đổi họ tên và dân tộc sau khi nhận con nuôi không?
- Dân tộc trên giấy khai sinh có được thay đổi không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Vì vậy, người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố. Tùy thuộc vào lĩnh vực và chủ thể bị tố cáo mà người tố cáo có thể gửi đơn đến ủy ban nhân dân, Tòa án, viện kiểm sát,….
Ví dụ: Tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Anh Z, người tố cáo có thể nộp đơn đến cơ quan điều tra Công an Quận B (nơi anh Z cư trú) để tố cáo hành vi vi phạm.
Theo Điều 30 Luật tố cáo 2018 thì:
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo Điều 33 Luật tố cáo 2018 quy định:
“1. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.”
Theo đó nếu bạn đã nộp đơn tố cáo thì bạn vẫn có thể rút đơn tố cáo. Tuy nhiên bạn phải làm văn bản để rút đơn tố cáo đã nộp.