Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình là số nào?

20/07/2022
Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
794
Views

Bạo lực gia đình là một việc ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần đối với người bị bạo hành, đối với những người trong gia đình đã chứng kiến. Vì vậy chúng ta cần phải phản ánh những hành vi bạo lực gia đình để họ bị xử phạt thích đáng và cũng cần bảo vệ chữa lành cho những người bị bạo hành gia đình. Vậy “Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình” là số nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý

Bạo lực là gì? Những hành vi nào bị coi là bạo lực gia đình?

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. ác mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Pháp luật quy định những hành vi bị nghiêm cấm như thế nào?

1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Trách nhiệm của cá nhân đối với hành vi bạo lực gia đình là gì?

Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Như vậy, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm khi thấy được hành vi bạo lực gia đình phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình

Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình

Chiều ngày 15/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc Việt Nam (UNFPA) tổ chức Lễ công bố Đường dây nóng 18001768 miễn phí hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực và bàn giao bộ đồ dùng thiết yếu cho nữ nông dân có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh dịch Covid-19 theo hình thức trực tuyến.

Đường dây nóng 18001768 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thiết lập với hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA trong khuôn khổ dự án “Giảm nhẹ tác động của Covid-19 đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương – Đảm bảo tiến độ quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Biết hành vi bạo lực gia đình mà có điều kiện ngăn chặn nhưng không ngăn chặn bị xử lý thế nào?

Theo Điều 62 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.

2. Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

3. Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.

Phát hiện và báo tin về bạo lực gia đình như thế nào?

Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Mục đích và yêu cầu của thông tin tuyên truyền về chống bạo lực gia đình là gì?

Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  • Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
  • Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
  • Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.

Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại điều 60 Nghị định 144/2021 quy định về Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Đe dọa người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;
  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Hành hung người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;
  • Đập phá, hủy hoại tài sản của người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về bạo lực gia đình và đặc biệt là đường dây nóng để mọi người có thể biết đến. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi chứng kiến hành vi bạo hành gia đình của chồng đối với vợ con mình thì chúng ta cần gọi tới số nào?

Khi đó chúng ta có thể gọi đến số 18001768. Đường dây nóng 18001768 miễn phí hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực và bàn giao bộ đồ dùng thiết yếu cho nữ nông dân có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh dịch Covid-19 theo hình thức trực tuyến.

Đường dây nóng 18001768 do ai thiết lập?

Đường dây nóng 18001768 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thiết lập với hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA trong khuôn khổ dự án “Giảm nhẹ tác động của Covid-19 đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương – Đảm bảo tiến độ quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình là gì?

Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.