Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới năm 2022

11/03/2022
Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất
2220
Views

Hiện nay, có rất nhiều hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Nhiều đối tượng chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn còn nhởn nhơ ngoài xã hội. Để ngăn chặn hành vi này có thể tiếp diễn thì cần tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản này tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy viết đơn tố cáo này ra sao. Luật sư X mời bạn tham khảo Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2022 của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hướng dẫn viết đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải ghi rõ và đầy đủ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Cơ quan nhận đơn tố cáo: theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Họ tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ của người tố cáo; số điện thoại, địa chỉ email (nếu có) của người tố cáo;
  • Người bị tố cáo (họ và tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ); và các thông tin khác có liên quan;
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Nội dung cụ thể sự việc (nếu tóm tắt diễn biến sự việc dẫn đến bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản); hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì (người bị hại bị thiệt hại những tài sản gì);
  • Nêu căn cứ pháp lý xác định hành vi
  • Chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại… bằng việc đưa ra các bằng chứng, chứng cứ.
  • Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Tải xuống Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2022

Mời bạn tham khảo mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chúng tôi

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Trình tự, Thủ tục giải quyết tố cáo

Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

  • Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
  • Xác minh nội dung tố cáo;
  • Kết luận nội dung tố cáo;
  • Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
  • Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Hình thức tố cáo

  • Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
  • Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.

Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

  • Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
  • Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Thời hạn giải quyết tố cáo

  • Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
  • Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Xác minh nội dung tố cáo

  • Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).
  • Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằng văn bản,

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công tygiải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?

Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về đơn khởi kiện lừa đảo tố giác tội phạm của bạn, nếu vụ việc không thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định

Thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Để thực hiện việc tố cáo, cần có trình tự tố cáo được quy định theo Luật tố cáo như sau:
Bước 1: Làm đơn tố cáo, nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền. (Qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan)
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý thông tin
Bước 3: Xác minh nội dung tố cáo;
Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo;
Bước 5: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
Bước 6: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Trên đây là 6 bước cần thực hiện khi làm thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.