Dạ thưa Luật sư, ông tôi được Nhà nước công nhận là thuộc diện thương binh. Liệu bây giờ ông tôi đứng ra thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu của Nhà nước thì có được không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi ạ!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp lý và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của ông bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ quy định pháp luật về nhà ở xã hội cũng như làm sáng tỏ về Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở 2014
Tức nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại.
Các đối tượng nào được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về các đối tượng được thuê mua nha ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước như sau:
“Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở.
Theo đó các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Nhà ở 2014 gồm:
– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
– Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về nhà ở
– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Các điều kiện để được mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước là gì?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện được mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước như sau:
Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
2. Trường hợp thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật Nhà ở; trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 10 m2 sàn/người.
Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì không áp dụng điều kiện về thu nhập nhưng phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
3. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này và phải thanh toán ngay lần đầu số tiền thuê mua bằng 20% giá trị của nhà ở thuê mua; nếu người thuê mua đồng ý thì có thể thanh toán lần đầu số tiền bằng 50% giá trị của nhà ở thuê mua.”
Theo đó phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 như sau:
“Điều 51. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:
a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;
c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.”
Và đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thuộc trường hợp không áp dụng điều kiện về thu nhập nhưng phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở là:
Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Nếu đã thuộc điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì cần chuẩn bị hồ sơ thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
“Điều 53. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
b) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này;
c) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).
Đồng thời tại khoản 1 Điều 54 Nghị định này có nêu ngoài những giấy tờ trên cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước không được yêu cầu người nộp đem nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.
Mời bạn xem thêm:
- Mua nhà ở xã hội bao lâu thì được chuyển nhượng lại cho người khác?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 100 về nhà ở xã hội là gì?
- Mẫu hợp đồng ủy quyền nhà ở xã hội năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đối tượng và điều kiện thuê thuê mua nhà ở xã hội″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh,dịch vụ báo cáo tài chính năm mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 55 Luật nhà ở 2014, Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, loại nhà ở xã hội bao gồm:
Nhà chung cư
Nhà ở liền kề thấp tầng
Nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng
Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội đối với nhà chung cư và nhà liền kề thấp tầng được quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, cụ thể:
Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội đối với nhà chung cư
Nhà ở xã hội là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2 sàn, tối đa là 70m2 sàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích căn hộ tối đa, nhưng mức tăng không quá 10% so với diện tích căn hộ tối đa là 70m2 và bảo đảm tỷ lệ số căn hộ trong dự án xây dựng nhà ở xã hội có diện tích sàn trên 70m2 không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.
Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội là nhà liền kề thấp tầng
Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Trường hợp dự án xây dựng nhà ở xã hội liền kề thấp tầng thì phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo và xin ý kiến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định chủ trương đầu tư.
Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân xây dựng
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2016/TT-BXD, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân xây dựng cụ thể như sau:
Đối với căn hộ nhà chung cư phải đáp ứng tiêu chuẩn của căn hộ khép kín theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở, có diện tích sử dụng tối thiểu là 25m2 (bao gồm cả khu vệ sinh).
Đối với căn nhà (không phải căn hộ chung cư) phải được xây dựng khép kín (có phòng riêng, khu vệ sinh riêng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 25m (bao gồm cả khu vệ sinh); đáp ứng các quy định về chất lượng công trình xây dựng từ cấp 4 trở lên theo pháp luật về xây dựng.