Đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế?

16/08/2023
Đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế?
153
Views

Chào Luật sư, em vừa mới hết 02 tháng thử việc ở một công ty sản xuất, kinh doanh vật dụng gia đình. Em nghe nói hết 02 tháng thử việc thì người lao động sẽ được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Em vẫn chưa được công ty đóng bảo hiểm, cũng không nghe nói bộ phận nhân sự sẽ cập nhật bảo hiểm. Em cũng muốn biết được quyền lợi của mình để đề nghị với công ty nhưng lại không am hiểu lĩnh vực này. Không biết theo quy định của pháp luật thì Đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định? Đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì mức chi trả là bao nhiêu phần trăm? Mong Luật sư tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư 247. Để trả lời câu hỏi “Đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế” chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Thẻ bảo hiểm y tế được quy định ra sao?

Ngày nay đa số mọi người đều có bảo hiểm y tế. Thẻ Bảo hiểm y tế rất có ý nghĩa trong việc khám, điều trị bệnh. Nó còn bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa rủi ro cho tất cả chúng ta. Vậy thẻ bảo hiểm y tế được quy định ra sao? Chúng ta có thể hiểu như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:

“Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế

  1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
  2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
  3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
    a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;——-
    b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
    c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
    d) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.
    …”

Đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế?

Hiện nay có một số đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Đa số mọi người nghĩ trước hết là thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người có sổ hộ nghèo, người có công với cách mạng, người lao động làm việc ở các công ty/doanh nghiệp… Những đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

Cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho 06 nhóm đối tượng sau đây:

(1) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

(2) Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.

(3) NLĐ nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

(4) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng.

(5) Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

(6) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nhóm được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí do Ngân sách nhà nước đóng thế nào?

Việc tham gia bảo hiểm y tế hết sức là quan trọng đối với sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên có một số đối tượng được nhà nước đóng bảo hiểm xã hội. Vậy những đối tượng này là ai và lí do vì sao họ được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Các nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bao gồm:

(7) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu theo quy định tại Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP gồm:

– Quân nhân tham gia BHYT gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ.

– Công an nhân dân tham gia BHYT gồm: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân; Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước.

– Người làm công tác cơ yếu tham gia BHYT gồm: Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ; Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội; Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương.

(8) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

(9) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

(10) Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

(11) Cựu chiến binh theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

(12) Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

(13) Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp đương nhiệm.

(14) Trẻ em dưới 6 tuổi.

(15) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.

(16) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

(17) Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc họ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.

(18) Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ.

(19) Thân nhân của người có công, trừ các đối tượng quy định tại khoản (18), gồm:

– Vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi hoặc khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

– Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

(20) Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:

– Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;

– Vợ hoặc chồng;

– Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.

(21) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.

(22) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

(23) Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

(24) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH.

(25) Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

(26) Người phục vụ người có công đang sống ở gia đình, bao gồm:

– Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

– Người phục vụ thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.

Ngoài ra, tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế đang được lấy kiến trong đó bổ sung thêm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí là người dân sinh sống ở các xã An toàn khu, vùng An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế?

Trình tự thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế hiện nay như thế nào?

Hiện nay nhiều người gửi câu hỏi cho chúng tôi về trình tự thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế. Đây là những việc cần làm cũng như các phương thức để tiến hành cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng được đóng bảo hiểm y tế. Đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế? Các bước này sẽ bao gồm:

Bước 1: Đối với người tham gia BHYT lần đầu ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT và Mẫu số 2 hoặc Mẫu số 3 (đối với người tham gia BHYT theo hộ gia đình) ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP cho các nhóm đối tượng sau:

– Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHYT cho người lao động quy định tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

– Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

– Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 1 Điều 1; khoản 13 Điều 3 và Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

– Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH căn cứ giấy ra viện do cơ sở KCB nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ BHYT.

– Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16, 17 Điều 3; các khoản 1, 2, 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Người tham gia BHYT nộp cơ quan BHXH và chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP .

Bước 3: Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT; ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).

– Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức BHYT phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia BHYT.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế? Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu thừa kế tài sản đất đai…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Phôi thẻ BHYT có kích thước, chất liệu như thế nào?

1. Kích thước: chiều dài 85,60 mm, rộng 53,98 mm, theo khung viền mép ngoài của thẻ.
2. Chất liệu: sử dụng giấy trắng định lượng 180g/m2, đảm bảo độ bền, độ bóng.
3. Hình thức: nền màu trắng, ở giữa in mờ logo biểu tượng Bảo hiểm xã hội (BHXH) màu xanh cô ban với những vòng tròn xung quanh lan tỏa, màu sắc giảm dần, khoảng cách từ tâm biểu tượng BHXH Việt Nam đến vòng tròn ngoài cùng là 14 mm; bên ngoài có khung viền nét đôi màu xanh cô ban.

Thông tin in trên phôi thẻ và yêu cầu quản lý khi cấp cho người sử dụng như thế nào?

1. Tiêu thức quản lý người tham gia BHYT
1.1. Mã số: in 10 ký tự mã số BHXH của người tham gia BHYT.
1.2. Họ và tên: in họ và tên của người tham gia BHYT bằng chữ in hoa.
1.3. Ngày sinh: in ngày, tháng, năm sinh của người tham gia BHYT.
1.4. Giới tính: in nam hoặc nữ theo hồ sơ đăng ký tham gia BHYT.
1.5. Mã mức hưởng BHYT: in (01 ký tự: theo số thứ tự từ 1 đến 5) ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
1.6. Mã nơi đối tượng sinh sống: in (02 ký tự: K1/K2/K3) ký hiệu nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và ký hiệu nơi người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
1.7. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu: in tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu do người tham gia BHYT đăng ký.

Mỗi người có tối đa bao nhiêu thẻ bảo hiểm y tế?

Khoản 2 Điều 16 Luật BHYT năm 2008 nêu rõ:
2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
Theo đó, mỗi người tham gia chỉ được cấp 01 thẻ BHYT duy nhất. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra trường hợp một người có đến hai thẻ BHYT.
Nguyên nhân của tình trạng này là bởi một người có thể thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nên dễ dẫn đến trường hợp đã tham gia theo đối tượng này lại đóng thêm theo nhóm đối tượng khác.
Ví dụ, người dân đã tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình, hoặc các đối tượng chế độ khác nhưng sau đó đi làm, họ bắt buộc phải đóng BHYT tại doanh nghiệp nên xảy ra trường hợp sở hữu đến 02 thẻ BHYT cùng lúc.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.