Đối tượng nào bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?

23/09/2021
Đối tượng nào bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
474
Views

Theo quy định không phải trường hợp nào sau khi xác định dương tính với ma túy; đều bị đưa vào cơ sở cai nghiện. Vậy đối tượng nào bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Thẩm quyền đưa đối tượng bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Căn cứ Điều 104 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; quy định xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện; áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

“1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 103 của Luật này, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.

2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:

a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 103 của Luật này;

b) Văn bản của Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Như vậy đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; thì thẩm quyền quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ; thì giao cho cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu, bổ sung.

Đối tượng nào bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đối tượng bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; theo Khoản 1 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; thì đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; mà vẫn còn nghiện; hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Theo đó, căn cứ Khoản 16 Điều 2 Luật này thì Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Người có thẩm quyền xác định đối tượng nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Khoản 3 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sỹ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại:

Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an; phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc; phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác.

Như vậy theo các quy định nêu trên; thì người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; là người nghiện ma túy qua sự xác nhận của bác sĩ, y sĩ, được cấp chứng nhận; hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy; do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ.

Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Theo Điểm d Khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; thì thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng; kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm; quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.

Điều 4 Nghị định 221/2013/NĐ-CP hướng dẫn điều luật này như sau:

Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đối tượng nào bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chất ma túy là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy 2021 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) có quy định:
Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai,…. đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó. Sử dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó; khiến tâm trí trở nên mơi hồ; khi đó gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh.

Bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao lâu?

Căn cứ  Điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
– Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.

Quy trình cai nghiệp ma túy như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021 (có hiệu lực ngày 01/01/2022) thì quy trình cai nghiện ma túy bao gồm các giai đoạn sau đây:
– Tiếp nhận, phân loại;
– Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
– Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
– Lao động trị liệu, học nghề;
– Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời