Xin chào Luật sư. Con gái tôi năm nay được 3 tuổi. Hôm trước có chị ruột của bố chồng tôi về chơi. Trùng hợp là con tôi lại có tên trùng với tên bà ấy. Bà họ tỏ ý không vui và yêu cầu vợ chồng tôi phải đổi tên khác cho con. Nay bà rất tức giận và cho rằng vợ chồng tôi không tôn trọng bà; khiến bố chồng tôi rất khó xử. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có thể đổi tên cho con không. Thủ tục đổi tên cho con thực hiện như thế nào? Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục này là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Cám ơn câu hỏi của bạn. Họ tên của mỗi người gắn với họ kể từ khi sinh ra qua thủ tục khai sinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp; pháp luật cho phép cá nhân có quyền thay đổi họ, tên. Vậy trong trường hợp nào thì được đổi tên? Thủ tục thay đổi tên thực hiện như thế nào? Muốn đổi tên cho con do trùng tên với họ hàng được không? Để có thể giải đáp các thắc mắc trên; Luật sư 247 xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Đổi tên khai sinh vì trùng tên với họ hàng?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để biết thêm về thủ tục này nhé.
Căn cứ pháp lý
Việc đăng ký khai sinh và được xác định họ, tên, dân tộc là điều bắt buộc khi mỗi cá nhân được sinh ra. Mặc dù cái tên gắn liền với mỗi người nhưng trong một số trường hợp vì việc sử dụng họ tên đem lại những điều bất tiện nên nhiều người muốn đổi lại tên. Vì vậy pháp luật cũng cho phép cá nhân có quyền thay đổi họ, tên của mình trong giấy khai sinh. Trong trường hợp khi đáp ứng đủ điều kiện quy định pháp luật đề ra; thì cá nhân được phép thay đổi họ tên trong giấy khai sinh.
Quyền thay đổi tên của cá nhân
Trường hợp nào được thay đổi tên?
Căn cứ Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015; thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau:
– Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này; hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.
– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.
– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
– Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân; hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.
– Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.
– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Một số lưu ý khi thay đổi tên
Những người thuộc trường hợp theo quy định ở trên có quyền thay đổi tên. Việc thay đổi tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó; đối với người từ đủ 09 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Như vậy; ta nhận thấy rằng các cá nhân chỉ có quyền thay đổi họ, tên của mình nếu thuộc một trong những trường hợp kể trên.
Không phải trong tất cả các trường hợp khi muốn thì sẽ đều có thể thay đổi được tên trong giấy khai sinh; mà việc thay đổi này phải thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định.
Có được đổi tên cho con do trùng tên với họ hàng được không?
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
“a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;“
Theo sự trình bày của bạn; con bạn có tên trùng với chị ruột của bố chồng bạn. Do họ hàng gần, việc trùng tên này khiến người đó không vui và gia đình chồng bạn khó xử. Việc này gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Vì vậy trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thay đổi tên cho con; để tránh việc trùng tên gây rạn nứt tình cảm gia đình.
Do con gái bạn mới 3 tuổi vì vậy việc thay đổi tên cho con do vợ chồng bạn quyết định; không cần có sự đồng ý của cháu bé.
Thủ tục thay đổi tên cho con
Việc thay đổi tên trong giấy khai sinh cho con do trường hợp trùng tên họ hàng được thực hiện như sau:
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi tên
Đầu tiên cần xác định cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ, tên.
Theo Điều 27 Luật Hộ tịch 2014; trường hợp thay đổi tên cho người chưa đủ 14 tuổi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; hoặc nơi cư trú của cá nhân.
Còn đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; thì theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên.
Mẫu đơn xin xác nhận việc trùng tên với họ hàng
Bên cạnh đó bạn có thể làm đơn xin xác nhận việc trùng tên với người họ hàng; đề nghị Ủy ban xã xác nhận. Việc này sẽ thuận tiện hơn cho việc thay đổi tên. Xin giới thiệu với bạn mẫu đơn sau để bạn tham khảo:
Hồ sơ, thời hạn giải quyết
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch 2014; người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định; và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Lưu ý là nên mang theo cả giấy tờ chứng minh cá nhân thuộc trường hợp được pháp luật cho phép thay đổi họ, tên để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đối chiếu và giải quyết.
Cụ thể trường hợp này bạn phải mang theo giấy khai sinh của con bạn; giấy khai sinh hoặc giấy tờ thể hiện tên của người bị trùng tên; và giấy tờ chứng minh quan hệ của người đó với gia đình bạn như gia phả, sổ hộ khẩu; sơ yếu lý lịch;….
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; nếu thấy việc thay đổi tên là có cơ sở thì công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi vào Sổ hộ tịch. Người yêu cầu đăng ký thay đổi tên ký vào Sổ hộ tịch; và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Sau đó, ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký thay đổi tên không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây; Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Lệ phí thay đổi tên
Theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí hộ tịch thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.
Theo đó chú ý trường hợp sau đây sẽ được miễn khi đăng ký thay đổi tên cho con:
– Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về đổi tên khai sinh
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đổi tên khai sinh vì trùng tên với họ hàng?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ đổi tên khai sinh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định lại giới tính và đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
- Đặt tên con theo tên vua chúa ngày xưa có được không?
- Có được thay đổi họ tên và dân tộc sau khi nhận con nuôi không?
- Dân tộc trên giấy khai sinh có được thay đổi không?
Câu hỏi thường gặp
Kể từ ngày bạn nộp hồ sơ yêu cầu thay đổi tên; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ; nếu thấy việc thay đổi tên là có cơ sở thì công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi vào Sổ hộ tịch. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Do đó thủ tục này thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 3 đến 8 ngày.
Nếu không thuộc trường hợp được miễn lệ phí hộ tích ở trên; thì theo Nghị quyết 06/2020 của Hộ đồng nhân dân thành phố Hà Nội; thì mức thu lệ phí với trường hợp này như sau:
-Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú trong nước: 5.000 đồng/1 việc đối với vụ việc thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp xã; và 25.000 đồng/ việc với vụ việc thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp huyện.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015:
“Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.“
Do đó tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt Nam; và không được đặt tên bằng tiếng nước ngoài.
Tuy nhiên nếu bạn lấy chồng nước ngoài và theo quy định của nước đó người vợ phải mang họ/tên của chồng thì bạn có thể đăng ký việc thay đổi họ tên theo quy định pháp luật.